Năm nào cũng vậy , chiều ngày 14 để ngày mai bước sang rằm tháng Bảy những người xa quê chúng tôi thường bày mâm thắp hương cúng vọng. Dù là đất phương Nam , phong tục chỉ cúng trái cây hoặc chè và ăn chay đi chùa . Nhưng dân xứ Nghệ cứ theo phong tục quê mình cúng đồ mặn , cúng xôi gà. Tụ họp với nhau vui vẻ, nhớ quê.
Xứ Nghệ một năm có hai cái rằm đều làm cỗ cúng tổ tiên là rằm tháng giêng và rằm tháng bảy to lắm.
Rằm tháng giêng tập trung ở nhà thờ họ đại tôn - tức là nhà thờ chính mà các chi , các nhánh mọi nơi đều về đấy .Nhà thờ này thường ở miền xuôi . Ngày xưa người dân miền xuôi lên khai hoang sinh sống ở miền núi , dù lâu đời vẫn nhớ tổ tiên của mình nên rằm tháng Giêng là ngày con cháu kiểm diện, dâng hương báo cáo trước tổ tiên tại nhà thờ họ. Sáng rằm , dòng người từ miền ngược đổ về xuôi như đường một chiều , và buổi chiều thì dòng người hối hả ngược lên. Từ ngày còn rất bé, tầm 3 , 4 tuổi tôi đã được cha cõng về rằm. Ngày ấy còn chưa có xe đạp , hai cha con phải dậy từ lúc trời còn tối . Cha vừa cõng tôi ngủ ngặt trên lưng vừa xách cái bị nhốt con gà, lô nếp trong đó để về làm rằm. Hôm nay trước hương khói và tấm hình Người , thấy thương cha vô hạn. Quãng đường 26 km ấy ngày xưa còn rất ít xe cộ ,cuốc bộ lên dốc, xuống đèo và vượt một cái truông mà chỉ sợ khái hay gụ nhảy ra vồ. Bây giờ phóng xe máy trên quảng đường quanh co này , nhiều lúc nghĩ đến những bước chân ngày xưa của Người, nước mắt tôi nhòe cả mặt đường . Không có sự hiện hiện của đức tin , của lòng thành với tổ tiên thì khó mà vượt qua quãng đường hơn 50km đi về trong ngày ấy, lại còn phải bảo trọng ông trai trưởng , đích tôn ngự trên lưng sao cho an lành. Rằm tháng giêng với người Nghệ thiêng liêng thế đấy .
Rằm tháng bảy không về xuôi mà tổ chức tại nhà thờ họ được lập ra trong làng .Bài viết này ghi lại ký ức thời thơ bé vì lớn lên chúng tôi học xong thì tha phương , ít khi được về dự rằm tháng Bảy.
Rằm tháng bảy ngày xưa không khác hội làng . Làng tôi nằm tiếp giáp với trung tâm huyện chỉ có hai họ là họ Nguyễn và họ Lê với khoảng gần 50 nóc nhà quây quần nhau. Một bên là rào - Dòng sông Con hiền hòa nhập về sông Lam và một bên là rú rừng bạt ngàn chập chùng như vô tận .. Nghe các cụ kể lại , ban đầu chỉ có mấy nóc nhà từ miền xuôi lên lập nghiệp nên ở chụm lại để chống chọi với thú rừng. Qua bao thế hệ lâu đời nên hai họ này dâu rể đan xen nhau quây quần xem như anh em một họ.Ngày ấy dân cư thưa thớt , rừng hoang sơ nguyên sinh , cuộc sống tuy vất vả nhưng đầm ấm vì tài nguyên của rừng mang lại và các bãi bồi ven sông nhiều phù sa tốt tươi cho các loại như ngô , mía , lạc .
Chuẩn bị cho rằm tháng bảy nhớ nhất là chuyện đi mái - tức là đi săn . ( Rằm tháng giêng thường dính vào thời tiết mưa rét và lo về xuôi cả ) .Trước rằm nửa tháng đã có sự chuẩn bị , cho người tăm tia theo dấu thú rừng. Người đi tăm tia cứ theo các khe hoặc thung lũng để tìm dấu chân. Vì thú rừng thường xuống khe uống nước.Từ đó có sự phán đoán khoanh vùng để bủa lái ( dăng lưới). Đi mái cũng là một cách tỏ rõ sự đoàn kết trong họ và trên hết là vấn đề tâm linh. Cúng rằm có thêm những món thịt rừng cúng tổ tiên.
Đi mài thường diễn ra vào buổi chiều, chừng quá trưa thì tiếng cồông vang lên báo hiệu lên đường cho một cuộc đi mái. Cồông làm bằng đồng , ở giữa có núm , khi đánh thì rung lên giọng trầm. Quan trọng ở cái dùi đánh. Dùi này làm bằng thứ cây chắc thịt , phía đầu dùi bọc bằng da thú. Thường các cụ lấy dái của con thú nào đó khi săn được đem bọc thành dùi côồng . Nhờ có lớp da bọc này mà tiếng cồng vang lên trầm, ngân xa và ấm. Nếu chỉ dùng cái dùi bằng cây để đánh , tiếng côồng không trầm mà tòe ra , tiếng không chụm.
Dân miền núi rất chú trọng nuôi chó săn. Nó được chọn lựa qua kinh nghiệm là chủ yếu. Đánh giá và chọn lựa chó săn thường nhìn vào mõm, tai và đuôi ... Qúa trình nuôi được huấn luyện và chọn lọc. Những chú chó săn tinh khôn có giá trị đổi ngang cả con bò.
Quê tôi thời ấy chủ yếu nhiều mang. Mang tức là con hoẵng , miền Nam gọi là mễn. Mấy loại thú này sống ở rừng thấp , trảng cỏ hoặc ven nương , ít khi sống rừng già nên dễ săn bắt. Mang nhỏ hơn nây nhưng chiếm đa số . Con nào lớn nhất cũng chỉ tầm 40 ký trở lại. Chúng ăn lá non , trái cây vào ban đêm , ban ngày thì chui vào chỗ vắng , rậm rạp để nằm. Trẻ trâu chúng tôi nhiều lần đi râm trái cây , ong rừng đụng cả nây ,mang vùng dậy chạy. Tất nhiên là chúng tôi mách ngay cho người lớn biết.
Lưới bắt thú có sợi bằng dây gai to cỡ ngón tay. Hình thù như một cái vợt cá trũng ở giữa . Một lần bủa lái thường khoảng trên chục" cheo" theo sườn đồi. Dựa vào lối đi và hướng di chuyển của thú để bủa . Bủa lái cũng phải khéo , tránh ồn ào và thật tự nhiên vì loài thú này rất tinh khôn. Sau khi bủa lái xong , các vị trí đã phân công xong thì tiếng côồng ngắn vang lên báo hiệu cho mọi người bắt đầu.
Bấy giờ lũ chó săn được hai, ba người dẫn thẳng vào vùng rừng rậm nghi có thú nằm lùng sục. Chúng thường nằm trên đỉnh đồi.Nguyên ngọn đồi này được bao vây hết 3 phía , trừ một phía bủa lưới . Lũ trẻ trâu chúng tôi mỗi đứa chặt một khúc cây , cùng mọi người vây quanh . Khi chó phát hiện hơi của thú rừng thì bắt đầu rộ lên tiếng sủa . Cũng là lúc đồng thời cả 3 phía mọi người hò reo , dùng cây đập xuống đất tạo một thứ âm thanh ầm ầm. Người đứng mé đồi bên này cách mé đồi bên kia có khi cả cây số hoặc hơn . Lũ nây hay mang nghe âm thanh rền vang tứ phía thì hoảng loạn và nhằm phía không có tiếng người phi thân . Phía ấy , lái bủa sẵn đang chờ chúng. Nây hay mang đều bụng thon , chân cao, sải rất nhanh. Lũ chó săn cũng chẳng vừa , vừa đuổi theo rát vừa sủa .
Tại phía bủa lái , có người túc trực cầm mác chờ đón chúng. Người ta gọi là ông đứng lái ( thường có hai người.) Mác của người thợ săn miền núi thon nhỏ , sắc bén ,cán dài chừng mét rưỡi giống hệt giáo của Triệu Tử Long trong truyện Tam Quốc.
Lái bủa như đã nói , phải khéo. Bốn góc lái chỉ móc hờ hoặc buộc lỏng lên bốn góc cây , không được buộc chặt .Dùng các cành cây ngụy trang để không lộ ra các mắt lái. Khi các chú nây hay mang chúi đầu chạy với tốc độ đang bị chó rượt thì chui vô lái . Lái bung ra thành mớ bùng nhùng cuộn chúng lại. Nếu buộc chặt , thú dội ngược lại kiếm đường chạy mất gọi là sổ lái hay sổ trủ ( Sổ tức là thoát , sổng mất) .Vậy là nghe tiếng động người đứng lái xông đến kết liễu nó. Thực ra từ xa xa nghe tiếng chó sủa đuổi theo , người đứng lái đầy kinh nghiệm đã có thể phán đoán hướng chính là con nây hay mang này chui vào cheo lái nào rồi. Vì thế thú vừa chui vào lái lăn ra là cũng ngay lập tức nó bị đâm vào chỗ hiểm yếu nhất rất nhanh và gọn.
Người đứng lái còn lại bấy giờ lấy cái cồông máng trên cây xuống , những tiếng cồông dìu dặt vang lên báo tin thắng trận .Tiếng cồông như có niềm vui trong âm thanh , lan ra cả rú rừng . Có hôm được nây thì niềm vui càng lớn , tiếng cồng như ngân to, xa hơn vọng về làng. Nhưng có hôm " Mang sổ trủ" ( Mang chạy thoát ,trượt lối, bị sổng...) thì tiếng cồng nặng nề buồn , bụp bùng âm thanh như nhòe nước . Người miền núi độ chừng trọng lượng con thú bằng "đòn " khi mái được nây. Vì nây to nên 4 người gánh bằng 2 đòn thì gọi là nai hai đòn hay 6 người gánh thì gọi nai ba đòn . Một sự ước lệ về đơn vị đo lường trong săn bắt thú của người miền núi.
Nói đến người đứng lái thì lại nhớ ông Thê, người có chòm râu ấn tượng nhất làng. Ông là người đứng lái bất di bất dịch trong các cuộc đi mái. Tướng tá ông tuy hơi nhỏ nhưng nhanh nhẹn và các động tác thì cực kỳ chính xác. Nghe tiếng chó đuổi là ông phán đoán đúng ngay cheo lái nào sẽ đóng . Nai dù to vậy , mũi mác của ông cũng chỉ giơ lên không quá 2 lần là coi như xong việc. Ngoài sự nhanh nhẹn quyết đoán , người đứng lái còn phải linh hoạt. Nhiều hôm "bể ổ" thì phải tùy theo tình hình diễn biến. " Bể ổ" là hiện tượng bầy chó tăm thấy con nhím hay chồn trước và bu vào ăn thua với loại này gây ra náo động. Trong lúc ấy mang chưa bị phát hiện thì hoảng hồn vùng dậy chạy mà không có con chó đuổi theo. Với những người đứng lái thâm niên như ông Thê , thế trận "nghe hơi nồi hông" là phán đoán , đón lõng ngay...
Dọc đường về , niềm vui ánh lên nét mặt từng người. Tiếng cười rải đầy dốc động. Tiếng cồông cứ ngân lên lan tỏa niềm vui đến mọi nhà . Người ở nhà nghe tiếng cồông có thể đoán biết được là nây hay mang hôm nay. Tài thế.
Dù nây hay mang , mọi người đều phấn khởi say trong tiếng cồông chiến thắng. Sau này tụi Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại ném bom miền Bắc thì chuyện đi săn thế này thưa dần vì một số cơ quan của tỉnh , dân ở thành phố , vùng trọng điểm đông dân cư ,trong đó có nhà máy in Nghệ An , gần cả huyện Vĩnh Linh giáp với vĩ tuyến 17 sơ tán vào quê tôi. Quê tôi trở thành cái nôi của dân sơ tán , rừng bị phá dần .
Bốn năm trước tôi sắp xếp về rằm tháng Bảy sau mấy chục năm ở đất phương nam không về đúng rằm. .Thịt thú rừng và niềm hoan hỉ đi mái đã lùi vào dĩ vãng. Những rừng thấp , rừng già con người ở kín hết .Những phong tục làm lễ cúng rằm vẫn như xưa ,vẫn tiếng trống dập dồn niềm vui và gương mặt mọi người vẫn đầy niềm tin trong khói hương nghi ngút. Nhưng chuyện đi mái và tiếng cồông thì đã tuyệt chủng . Mấy cái cồông bây giờ chẳng biết có còn không. . Tôi hỏi thằng em con Cậu - Cái cồng của ông ta còn không? ( Ông ngoại tôi tức là ông nội nó ) Nó bảo : Cái cồông mất lâu rồi anh, còn bộ lái 12 cheo cha vẫn treo sau nhà.
Bây giờ về quê , dân gốc chỉ chiếm chừng vài phần trong dân số hỗn hợp. Những nét xưa như tiếng cồông ngân lên trong những bữa đi mái bằng bủa lái, mãi mãi xa vào dĩ vãng. Giờ săn bắn phải đi xa năm ba chục cây số , " bùm" bằng cả súng quân dụng.
Cây Gạo bao đời nay ở giữa làng từng ngả nghiêng say tiếng cồông trong gió chiều, giờ cũng không còn nốt!
Xưa yêu quê hương vì có mang có nhím
Nay hết rồi. Nên yêu các thím thay nây !
**Bài viết này có chút riêng tư mà khi viết xong lão cho ẩn vào trang cá nhân từ năm ngoái. Mấy ngày nay Blog bác Hiệp nói đến chủ đề cồng chiêng thì lão xin đem ra để mọi người tham khảo thêm về cồng. . Xin lưu ý là Cồng này có lẽ khác với cồng dùng trong âm nhạc của cồng Tây nguyên.
Người đàn ông có hai lần hạnh phúc nhất trong đời - đó là một lần cưới vợ và một lần bị vợ bỏ !
Bài viết về ký ức đối với Cha, và những kỷ niệm một thời về một vùng quê hương thật cảm động và sinh động.
Trả lờiXóaRiêng đối với cái Cồng thiển ý của tôi như sau:
Cái Cồng để làm hiệu lệnh đi mái (đi săn) trong bài viết của Lão, thực ra nó giống mà khác, khác mà giống cái Cồng trong giàn Cồng Chiêng của người thiểu số. Giống ở chỗ có thể lấy một cái Cồng tương đương trong giàn Cồng Chiêng ra để làm Cồng đi mái, nhưng lại không thể lấy một cái Cồng đi mái thay cho một cái Cồng trong giàn Cồng Chiêng có kích thước tương đương. Bởi Cồng trong giàn Cồng Chiêng là nhạc cụ, còn Cồng trong đi mái chỉ là vật tạo âm thanh làm tín hiệu.
Nhận xét về cồng như bác nêu là hợp lý. Loại cồng trong bài này chắc ngày xưa dùng để hiệu lệnh khi xung trận chứ không thể tham gia vào nhạc cụ Tây nguyên được. Có thể hình thù giống nhau nhưng âm khác nhau rất nhiều do các nghệ nhân hiệu chỉnh.
XóaBài viết này đem ra là để mọi người có thêm cái nhìn về các loại cồng . Bài viết nếu không gặp 2 entry cồng chiêng bên nhà Bác thì chắc nó vẫn nằm trang cá nhân của lão.
Một điều nữa là hôm nay lão lên đường sách Nguyễn Văn Bình dạo bác ạ. Một cuốn sách làm lão vừa buồn vừa vui. Đó là cuốn của Dương Thu Hương -" Bên kia bờ ảo vọng" . Ngày xưa lão có cuốn này vì nó khá hay và nổi tiếng. Hồi ly hôn , lão chưa có điều kiện lấy một số sách theo vì nhà chật hẹp nơi ở mới. Mấy năm sau quay lại dự tính mang sách đi thì bà vợ cũ trả lời là đã dọn nhà cho đỡ chật - cân kí lô hết rồi. Biết làm sao, nó là một phần sự sống của mình. Buồn .Hôm nay gặp lại cuốn này cũng đã cũ hơn cuốn của mình với cái giá 200k!
Một thoáng buồn muốn khóc bác hầy .
Tiếng cồồng đã đánh thức bao kỉ niệm vui buồn của một thời xa ngái. Phải thừa nhận lão nhớ quá tỉ mỉ, quá chi tiết để dựng lại một phong tục mà nay do điều kiện, hoàn cảnh đã không thể giữ lại được. Từ dó, kỉ niệm về người thân cứ hiển hiện một cách rõ nét nhất.
Trả lờiXóaDù là người miền xuôi lên dắm dân miền núi, song âm thanh tiếng cồng chiêng và những lễ hội của người dân tộc Thái luôn làm em cảm nhận thấy cái gì đó linh thiêng lắm. Giờ ngày tết đồng bào không mấy khi đánh cồng chiêng và khắc luống (đánh chày giã gạo vào máng gạo phát ra nhịp điệu)nữa, nhưng mỗi khi có lễ hội lớn, việc đánh cồng chiêng, khắc luống, nhảy sạp vẫn được chú trọng và thu hút người xem.
Lão bảo làng có 2 họ (Lê và Nguyễn) nhưng cha lại cõng trai trưởng họ Hoàng? Chỗ này em nỏ hiểu.
Ơ mà này,tên bài mới của lão không thấy hiện trên danh sách của bạn bè là rặng hè?
Đây là bài viết năm ngoái hình như đã có lần nói với em , nhưng nó ẩn vào trang cá nhân vì những lý do riêng. Nay nghe tiếng cồng chiêng bên bác Hiệp nên lão lôi ra để mọi người nhìn nhận thêm về cồng quê hương. Có thể do bài cũ có chỉnh sửa rồi đem xuất bản nên không hiện chăng.
Xóa- Làng chủ yếu hai họ - Lê và Nguyễn. Cha lão miền xuôi lên làm rể họ Nguyễn ở làng thì đương nhiên lão theo họ Nguyễn rằm tháng Bảy . ( Họ ngoại càng thích vì chỉ có họ nội mới làm mâm đội đến nhà thờ ngày rằm , còn ngoại thì đóng góp tùy tâm )hehe. Rằm tháng giêng về nhà thờ họ Hoàng miền xuôi kế xóm Vương Trọng - Thạch Qùy mà Sỏi moi ra bảo lão nhận bừa người nổi tiếng trong bài " Nhớ về quê nội" đấy thôi.
Em ở Kontum, được biết nhiều về cồng chiêng Tây Nguyên, nhưng chưa từng biết đến loại cồng ở quê bác. Có vẻ cũng khác nhau nhiều bác nhỉ.
Trả lờiXóa---------------------------------------------
Jetstar khuyến mãi: Ba tiếng mỗi ngày – Thỏa ước mơ bay! với giá vé chỉ từ 11.000đ tất cả các ngày trong tuần. Chương trình áp dụng cho các đường bay nội địa và quốc tế.
Xem thêm về Jetstar: Giá vé máy bay Jetstar | Săn vé máy bay giá rẻ đi Sài Gòn | Đặt vé Jetstar giá rẻ
Cồng Chiêng Tây nguyên là di sản về Nhạc , có âm hưởng thăng giáng rõ ràng. Cồng trong bài viết là loại có lẽ chỉ dùng trong hiệu lệnh xung trận , đi mái hay báo hiệu một chuyện gì đó mà thôi bạn ạ.
XóaBài viết của lão là một rừng kỉ niệm trong khu rừng săn bắt ngày xưa của lão với bà con quê hương. Vẫn biết những gì in dấu trong tuổi thơ đều hiển hiện mồn một trong hiện tại của đời người, nhưng phải nói là lão kể rất chi tiết, rất sống động, cứ như một cuốn phim quay chậm lão ợ. Vừa rồi xem phim của Nguyễn Nhật Ánh ( và cũng thượng xem truyện của NNA- một sở thích rất non xanh của bổn nương nương!)giờ đọc những dòng hồi tưởng của lão, nghĩ các nhà biên kịch đạo diễn nó mà đánh cắp được tài sản này của lão, xong rồi nó về nó xào xáo, nó nấu cháo băm viên không chừng nó đoạt giải thi liên hoan phim chứ không vừa đâu( Cánh diều vàng, hay Cành cọ vàng...gì đó).
Trả lờiXóaLão cuốn người đọc vào một cuộc đi săn đầy hồi hộp, hả hê. Đã thiệt đó!Có một chút hoang dã, say máu của mãnh thú săn mồi" đâu những chiều lênh láng máu sau rừng/ Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt/ để ta chiêm lấy riêng phần bí mật". Giờ người ta tàn phá rừng ồ ạt, chứ cái ngày xưa việc săn bắt , dựa vào rừng để sống là đương nhiên.Thế nên sự thích ứng với điều kiện sống mà chế tác ra các công cụ lao động kiếm sống giờ nhớ lại mà thấy con người quả là vĩ đại.
Với một bài viết đau đáu nỗi niềm của lão, thì bình bao nhiêu cũng không hết lời. Chỉ thấy lắng đọng một cảm xúc vô bờ của người xa quê luôn hoài niệm về cố hương, kính ngưỡng tiên tổ ,nguồn cội.Với cảm nhận của cá tui chuyện cồng chiêng chẳng quan trong(là giống hay không với cùng tên gọi nơi này nơi kia, làm bằng gì, méo tròn ra sao,..) bằng cái âm thanh nó phát ra mang tín hiệu gì , nó lưu lại trong tâm hồn người con trai đem theo cả núi rừng đại ngàn trên một bước xa xứ! Tui cũng như được dẫn đi tìm mỗi dấu chân xưa của người "bủa lái" theo âm thanh lan khắp cả không gian rừng núi mà đón lõng con mồi. tui đã sông trong không khí của thiên nhiên còn nguyên sơ thời cộng nghệ chưa tước đi niềm sống hồn nhiên của con người...
Và cho dù cái đoạn kể cha cõng đi ăn rằm chỉ là tiền đề cho dòng hồi tưởng, thì tui vẫn khoái được cõng như rứa. Ôi thật hạnh phúc! Làm sao quên!
Tui trân trọng trang viết của lão!
Sau chữ thứ 11, dòng 11 thêm chữ " nhân" ( cá nhân)
XóaĐúng là..." Chỉ thấy lắng đọng một cảm xúc vô bờ của người xa quê luôn hoài niệm về cố hương " như HL nhận xét. Viết về quê hương bao giờ cũng ngập tràn cảm xúc.
Xóahơn 35 năm lão mới có dịp trở ra Hanoi. Hôm ấy lão chỉ sắp xếp gặp lại một người cùng trẻ trâu mà gần 50 năm mới gặp lại. Đêm ấy ,anh này thốt lên một câu rất đáng nhớ -" Thời đẹp nhất và vô tư nhất vẫn là thời chúng ta chăn trâu với nhau. Nghe nói mày có viết gì trên mạng , có viết thời này không?" . Tính tôi chập cheng , chỉ khi nào thấy thích mới viết được.
Để làm vui lòng người anh , sắp tới lão viết về chuyện này.
- Người miền núi có nhiều chuyện để kể lắm. Cũng như Gái Thỉnh của HL vậy - miền quê luôn có nhiều cái quanh ta thật khó quên.
- Với cái còm dài dẳng dặc để chia sẻ cảm xúc này của HL như tiếp thêm cảm xúc cho lão viết về kỷ niệm trong điều kiện blog đìu hiu. Cám ơn HL.
Đón chờ những trang hồi tưởng của lão!
XóaTôi rất thích bài viết đậm chất dân gian về lễ hội ,tập quán ...của vùng đất phía Bắc.Rất hiếm khi được biết các lễ hội của vùng miền rừng phía Bắc như thế ,đọc lô cuón như từng đọc "Đất rừng phương nam" ,Bác ạ !
Trả lờiXóaVới những người thị thành thì chuyện người miền núi là khá xa lạ . Có những tập tục và cách sống mà người thành thị cũng thật bất ngờ và khó hình dung. Cu thể là ngày xưa ở ngoài bắc , lão kể chuyện làng rất thật , mấy ông bạn học người bắc bảo là bịa .
Xóa- Biết thêm tập tục , cách sống là biết thêm văn hóa vùng miền anh P ạ.
- Có hen với nhau mà chúng ta chưa gặp nhau được cũng áy náy anh hề . Năm tới cố gắng nhậu với nhau 1 lần nhé
Tụi này nhậu với anh P rồi đấy ( tại cái hôm mà lão bận đi "đám cưới" ý) Anh P rất chịu chơi và dẫn dã chứ không lên gân tẹo nào. Trò chuyện rất thú vị. Bữa nào alo gặp tất đi! lão có số ảnh chưa?
XóaSau Tết gặp nhau để níu kéo xuân Lão tan và HL ơi !
Xóa1- Bu tui ở phía nam đèo Ngang, lúc nhỏ học cấp 3 Phan Đình Phùng Hà Tĩnh nên hiểu tiếng Nghệ không thua kém người Nghệ là mấy. Đọc thấy những “lái”, những “cổi lổ”, “chạc gút”, rất thú vị và hiểu ngay. Trừ mấy từ khó như “cheo” (thợ săn) “mang sổ trủ” (Mang chạy trượt lối) thì cần phải có chú thích.
Trả lờiXóa2- Chi tiết bu tui khoái hơn cả là tiếng cồng báo hiệu chiến thắng. Người Nghệ quê lão quả là siêu hạng trong việc dùng tiếng cồng để mô tả tâm trạng, mô tả tên con vật mang hay nai, mỗi con là mấy đòn…Nhớ hồi còn nhỏ, bu đọc một quyển sách nói về dân Phi châu. Đầu mỗi làng của họ đều có chòi gác, hễ thấy khách vào làng là người ta báo cho dân làng bằng tiếng trống. Khách đàn ông, khách đàn bà, khách trẻ, khách già, khách nghèo khó, khách quan cách đều có tiếng trống riêng…Hehe tài nghệ dân quê Lão ngoài Nghệ không thua kém chi.
3- Bu tui không hiểu tại sao đi săn lại gọi là “mái”
Bác Bu chia sẻ mà nghe có cả...ân tình người Nghệ trong lời còm hề.
Xóa- "Mang sổ trủ " đã trở thành thành ngữ vùng miền núi bác ạ. Câu này nếu đem về Vinh , chắc người ta cũng nỏ biết. Thành ngữ này tương đồng như kiểu " Chạy bán sống bán chết " vậy. Sổ = trượt , Trủ = lối > có nghĩa là "trượt lối" cũng chưa chuẩn lắm khi giải nghĩa.Thực ra là con mang chạy trượt lối mình bủa lái , hoặc đúng lối nhưng lý do gì đó mà không mắc vào lưới thì đều gọi là sổ trủ. Sổ trủ là cách nói chạy thoát chết , chạy không ngoái đầu dòm lại. Đây là tiếng Nghệ rặt , không pha phổ thông.
- Đúng ra lão phải dùng từ "Nây" thay cho từ "Nai" trong bài vì tiếng Nghệ không gọi nai mà gọi là nây. Nhưng sợ rối rắm người đọc nên lão đành dùng tử cho nhiều người hiểu.
- Đi săn mà gọi là đi mái . không biết cuốn Từ điển Tiếng Nghệ trong tay bác Hiệp có giải nghĩa chi tiết không ? cái này thì lão chịu thua , phải nhờ bác Hiệp có ngó vô còm này thì giải nghĩa theo từ điển giùm lão.
- Bác Bu nhận xét đúng. Người miền núi có ký hiệu riêng trong tiếng cồng và tiếng trống . Có lẽ nét đặc trưng này làm nên văn hóa người miền núi .
Ngoài cuốn " Đất rừng phương Nam" của Đoàn Gioi , ngày xưa còn 1 cuốn " Đất Rừng" không nhớ tên tác giả , viết rất lôi cuốn về nhịp sống của người miền nui bác ạ.
Thành ngữ " Mang sổ trủ " phổ biến dùng ở miền tây xứ Nghệ để chỉ thú chạy không kể chết khi thoát khỏi lái. Vuột lái hay vuột chết . giải nghĩa trượt lối cho từ này , lão tự nhận là chưa chuẩn. Vì có những con nai ( Nai khôn hơn mang) khi đang chạy do bị chó đuổi , vẫn kịp nhận ra phía trước có sự bất thường như lộ lái ra chẳng han , thì một là nó rẽ sang hướng khác , hai là nhảy qua cái chỗ nghi ngờ ấy. Tất cả cái này đều gọi là sổ trủ.
XóaXin nói rõ thêm với bác.
Trong Từ điển tiếng Nghệ có từ "mái" với nghĩa là đi săn, săn bắn như Lão Tân đã viết. Tôi thử tra trong tiếng Mường, tiếng Chăm, Tày, Nùng xem gốc gác từ "mái" ở đâu mà không ra. Xem ra đây là phương ngữ đặc biệt xứ Nghệ.
XóaLà người Nghệ nhưng em cũng giờ mới nghe đến cụm từ "mang sổ trủ". Rất lạ tai.
Trả lờiXóaNhưng riêng từ "sổ" thì lại dùng thường xuyên. Trong bài, lão giải thích "sổ" là "trượt" có vẻ chưa hoàn toàn chính xác?
- Tru sổ ú: dây thừng buộc ở mũi trâu bị tuột ra.
- Bò sổ truồng: bò chạy ra khỏi chuồng (xổng chuồng)
Còn có trường hợp: "Bựa ni con bị sổ mụi đó nha" (Hôm nay con bị mũi chảy ra thò lò, nghĩa là cảm rồi)
Lão tự nhận giải nghĩa của từ này ra " trượt lối " là chưa chuẩn. Nhưng trong hoàn cảnh đi săn thì nó giúp ta dễ hình dung hơn. Sổ = trượt , thoát... . Trủ = lối , rãnh , đường...
Xóa* Ngoài ruộng khi khơi thêm một rãnh nước cho nó chảy tắt chẳng hạn , tiếng Nghệ gọi là trộc nước. Trong rừng bủa lưới vào lối , đường thì gọi là trủ. Thú chạy thoát lối này, đường này gọi là sổ trủ.
Trủ cũng là địa điểm theo tiếng Nghệ. Ví dụ - " Trủ ấy hôm qua vừa được mang " - " Trủ kia cất vó rành may..."
Nói thêm về tiếng Nghệ. Nhưng trong tay thì chẳng có cuốn sách nào. Thế mới tài ! hehe.
Từ nghĩa thực của chuyện đi săn ( Từ chuyên ngành)mà câu này sau này trở thành Thành ngữ trong đời sống người dân xứ Nghệ. Một sự thoát chết , chạy không ngoái cổ lại thì được ví như " Mang sổ trủ" . Hoặc nói về ông chồng lâu nay ở nhà , ra phố đàn đúm nhậu tẹt ga - " Hừm cha đó như mang sổ trủ".
...
"Mang sổ trủ", có thể hiểu, mang là con mang, con hoẵng, sổ là xổng ra, thoát khỏi, trủ theo từ điển tiếng Nghệ là loại lưới đánh cá nhưng đan dày hơn. Có lẽ hiểu theo nghĩa đen là con mang xổng, thoát ra khỏi được cái lưới bắt nó nên chạy "bán sống bán chết", giờ nói "chạy mất dép". Còn nghĩa bóng có thể hiểu là được "tháo cũi sổ lồng".
XóaBác Hiệp giải nghĩa " Mang sổ trủ" thì đúng rồi. Duy có chút lăn tăn là Từ điển tiếng Nghệ giải thích " trủ" là loại lưới đánh cá dày hơn thì chắc chắn người biên soạn chỉ nắm ngôn ngữ tiếng Nghệ ở miền biển mà bỏ qua cách gọi của người miền núi. ( Cả 2 tác giả biên soan cuốn từ điển tiếng Nghệ đều là dân miền xuôi )
Xóa* Nếu vậy , người miền biển có thể goi trủ lái mà người miền núi gọi là cheo lái. Một cuộc đi săn thường dùng trên 10 cheo lái. Một chuyến ra biển người đánh cá có thể đem theo 5 - 7 trủ lái.
* Trủ theo cách gọi của người miền núi là điểm mắc lái để săn bắt thú. Hơn 10 cheo lái được rải dài một khúc đồi, cứ vài người bủa một trủ ( 1 điểm cài lái ). Khi cuộc săn thành công , người ta còn hồ hởi khoe rằng - Trủ nớ ông A cài . Khi mang chạy thoát , người ta xem xét lại cách cài của trủ mà mang chạy thoát và lên tiếng cách cài lái cẩu thả , "lộ hàng" do ông B thực hiện... Như vậy , trủ là địa điểm cài lái . Mang sổ trủ > thoát khỏi địa điểm bố trí lái.
Xin nói rõ thêm về nghĩa của từ này. Tiếng Nghệ khá rắc rối vì có nhiều vùng sử dụng hơi khác nhau do ảnh hưởng của tiếng Mường , tiếng Thái , tiếng Việt... Những người biên soan có thể đã bỏ qua chi tiết này.
Thêm nữa cho rõ nghĩa.
Xóa* Khi lái chưa cài mắc vô địa điểm săn thì vẫn gọi là "cheo lái" . Khi đã cài mắc xong thì gọi là " Trủ lái" .
Hôm nay đi mái đem theo tất cả 12 cheo lái - là cách noi phổ biến . Nhưng khi bủa xong , Ông Thòa cẩn thận còn la lên -" Kiểm tra hết các trủ coi được chưa để bắt đầu ".
Nhưng theo lão biết , nhiều khi các ông cũng hỏi nhau là " Bữa ni mang theo mấy trủ?" . Ở đây phải hiểu cách nói là mang theo bao nhiêu cheo để bủa thành mấy trủ. Như một cách gọi tắt.
Thêm chút này cũng để hiểu thêm vì Từ điển chỉ giải thích ngắn gọn - Nhiều khi chưa cụ thể , rõ nghĩa. Vả lại khi 2 Ông biên soạn đã quên không gọi...điện thoại để hỏi lão tham gia từ này. Dám chắc hai Ông chưa hề đi mái lần nào vì nghĩa của từ này , của câu thành ngữ này có điểm xuất phát của dân đi mái , của dân miền núi.
Vì thế , thú vừa chui vào lái lăn ra là cũng ngay lập tức nó bị đâm vào cổ họng. (XS ghét nhất câu này)
Trả lờiXóaNgười đứng lái bấy giờ lấy cái cồng máng trên cây xuống , những tiếng cồng dìu dặt vang lên báo tin thắng trận .Tiếng cồng như có niềm vui trong âm thanh , lan ra cả núi rừng . Có hôm được nai thì niềm vui càng lớn , tiếng cồng như ngân dài ra , to lên vượt cả về làng. Nhưng có hôm " Mang sổ trủ" ( Mang chạy trượt lối) thì tiếng cồng nặng nề buồn , bụp bùng âm thanh như nhòe nước . Người miền núi độ chừng trọng lượng bằng "đòn " khi mái được nai. Vì nai to cho nên cứ hai người gánh một đòn , 4 người gánh 2 đòn thì gọi là nai hai đòn hay 6 người gánh thì gọi nai ba đòn . Một sự ước lệ về đơn vị đo lường trong săn bắt thú."
Và tâm đắc nhất đoạn này Lão ạ!
Còn về chuyện đi săn bắt thú XS ngu luôn. Chúc Lão vui nhé!
Sự trăn trở của lão khi cho đăng công khai bài này cũng là lý do lão từng nói là viết xong cho vào trang cá nhân. XS đã nhận xét là không thích cũng chính là việc này đây . Bài viết cảm xúc về ngày rằm có chút sát sinh và bạo lực. Người miền Nam ( Nhất là miền Tây Nam bộ )thường ăn chay vào ngày rằm. Một tháng phổ biến ăn chay 4 ngày : 14 - 15 và 29 - 30 âm lịch . Những ngày này người ta tránh sát sinh và ăn thị cá.
XóaSẽ có người cảm thấy rùng mình khi đọc bài này vì nó phạm vào nguyên tắc trên. Nhưng văn hóa mỗi vùng miền mỗi khác , mong rằng lễ hội và phong tục mỗi nơi sẽ không ảnh hưởng nhau vì nét văn hóa riêng.
Trong khi ngày rằm người miền Nam ăn chay , đi chùa thì viết xong lão cho vào ẩn , vào trang cá nhân là thế. Nay hiện lên trang cũng chỉ là một cách chia sẻ về nền văn hóa của người miền núi trong tập tục rằm.
* Em quay lại blog là rất mừng , lão sẽ Add lại danh sách bạn bè để theo dõi.
Thân mến.
Đọc bài viết của Lão Tân, và cái còm 07:27 (31-01-2016) của Lão tôi hiểu cái băn khoăn khi cho đăng. Tôi không nghĩ thế, mà hoan hô bài viết về tập tục một thời của một vùng miền quê hương Lão. Lão viết thế mới đúng sự thật, tôi mới "cảm" được tập tục này, điều Lão kể không tốt mà cũng chẳng xấu. Cũng như cái tục "chém lợn" giữa sân đình ngày xưa không xấu, nó là một hình thức tín ngưỡng, hiến tế sơ khai của con người, cần phải viết lại cho hậu thế biết, nhưng "trò" chém lợn trong cái gọi là lễ hội ngày nay thì khác, nó là một trò chơi mang tính bạo lực, ngày nay không cần những kiểu sát sinh ấy, biện minh và muốn cho nó tồn tại là sai.
Trả lờiXóaNói tom lại đây là một bài viết theo tôi là thang điểm 9/10 :)
Bác Hiệp luôn hiểu ý và chia sẻ những điều cần thiết.
XóaSắp tới lão lại viết tiếp về Người miền núi vì mấy tháng trước dịp ra Hanoi , lão đã có cú hích từ anh bạn để thích viết.
Để động viên Lão nhớ về quê hương, gia têm 0,5 điểm tức là 9,5/10 hihi
Trả lờiXóaCác bác...kẹo quá , cho lão tròn trịa điểm 10 cho vợ con nó mừng suốt 3 ngày tết. Hihi.
XóaSáng mùng một tết Bính thân bu sang thân chúc bạn năm mới sức khỏe vạn sự như ý
Trả lờiXóaSáng mùng một tết Bính thân bu sang thân chúc bạn năm mới sức khỏe vạn sự như ý
Trả lờiXóaRất vui là năm nay Bác Bu xông đất nhà lão. Ngày sinh của lão năm nay nhằm vào mùng một tết , vì thế cả nước bắn pháo hoa chúc mừng lão ngay đêm giao thừa. Hehe. Đúng ra những người sinh vào đầu tháng 2 dương lịch có xác suất trùng tết rất cao. Nhưng trùng đúng mùng 1 thì quả là phần thưởng cao quý dành cho lão mà chắc trong đời chỉ được một lần thôi( Phước bất trùng lai)bác ạ.
XóaChúc bác niềm vui và năm mới có những bài khảo cứu hay cho mọi người đọc.
Chiều mồng một tết NT cũng sang chúc Lão ăn nhiều chóng béo nha!
Trả lờiXóaEm cùng 90 triệu dân đã chúc mừng năm mới và cũng chúc luôn sinh nhật cho lão từ giao thừa rồi . Vinh dự quá đi hề.
XóaLão ới!!! Tết tết tết!!! Hôm nay MX được đi tung tăng leo trèo với vườn cỏ với trái cây thích lắm í! Lão đón một năm mới thật vui và an lành Lão nha!
Trả lờiXóahehehe...Ma trèo cây ....cỏ à , ma siêu nhân rồi còn gì.
XóaTết ra vườn hái trái cây , hái đến đâu măm đến đó là ngon nhứt thiên hạ rùi đó . Nghe mà thèm.
Chúc năm mới có ...nhiều cái mới nhé em .
Năm mới em sang thăm Lão, sa vào những khu rừng thấp, rừng già và những cuộc đi mái...một thời xa xưa, tìm mãi không thấy đường ra..Em không là người xứ Nghệ, không am hiểu về phong tục tập quán quê lão, nhưng vẫn thấy mọi điều hiện lên thật chân thực, thú vị, hấp dẫn. Cảm ơn Lão!
Trả lờiXóaNăm mới chúc Lão và toàn gia mọi điều an lành, thật nhiều niềm vui Lão nhé!
Lâu lắm mới thấy người đẹp ghé thăm ...doanh trại của lão. Có lẽ từ cái đận hứa với nhau đưa nhau vào Dìn Ký với món canh măng nấu cá đồng đến giờ nhở.
XóaChúc em một năm mới vui tươi và...khổ vì yêu ( Yêu là khổ mà )- Câu này có trong sách nha.
Năm mới PV chúc Lão có thêm sức khoẻ, nhiều niềm vui Lão nhé!
Trả lờiXóaSong Thu rất thích bài này vì nó đem đến cho tui nhiều hiểu biết về cuộc đi săn cũng như những phong tục cúng rằm của người dân quê lão mà tôi chưa biết đến bao giờ. Nhất là qua bài viết cụ thể, chân thực này, tôi nhận ra tấm tình với quê hương, với người cha rất sâu đậm nơi lão. Tôi thêm trân trọng lão hơn!
Trả lờiXóaChúc mừng năm mới tới lão, dù rất muộn. Mong lão thông cảm cho tôi
Thì ra chị có ghé đọc và còm ở đây mà không hiện trên trang báo cáo còm của lão. Bài viết này cũng như bao bài viết khác , viết trong cảm xúc nhớ quê và nhớ nhà. Nhưng người miền Nam họ không ăn rằm mà thường ăn chay vào ngày này. Nên viết xong lão không dám đăng vì có gì đó không ổn.
Xóa- Thời sơ khai , con người sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên , nhất là dân miền núi - khai tác những gì của rừng để tồn tại... Cách đi săn chỉ là mộ trong nhiều các săn bắt thú rừng. Lão sẽ viết thêm khi có hứng thú cho mọi người biết. Cảm ơn chi đã ghé và động viên lão.