Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Ả HOE RA PHỐ -3

                                                                 (Tiếp theo và hết )
(-       Miến thì nói là miến, còn bày đặt hủ tíu, nửa ta nửa tàu , lừa người ta - Ả Hoe chun mũi, nguýt xéo vào trong. Rồi ả  lấy đũa gắp một nhúm lòng thòng hủ tíu giơ lên xem xem cho vào miệng .
- Dai ngoách. Dân thành phố toàn dân lừa! Hủ tíu con khỉ mốc. Choa cũng nấu được ! Mẹ chúng nó.)



Thôi thì không ngon cũng có cái mà nuốt cho đỡ đói. Cho là khỉ mốc , nó vẫn là món ăn xa vời so với xó quê. Ả Cu lên tiếng :
 - Hủ tíu như ri  không cần trừ nước hì bây.
Cả 3 ả đều cười. Ấy là Ả Cu muốn nhắc đến câu chuyện Thầy Cường kể vui để răn đe các cô trong chuyến tham quan. Thầy kể :
  Có cô vợ nọ từ quê ra Hà nội thăm chồng . Anh chồng dặn dò vợ là đã ra thành phố thì phải đi đứng nhẹ nhàng , nói năng nhã nhặn ,  ăn uống phải tỏ ra lịch sự. Khi ăn uống gì cũng đừng vét hết nhẵn như ở quê mà phải trừ lại một tý cho nó lịch sự.
 Sáng hôm sau anh chồng dẫn vợ đi ăn phở. Cô vợ vừa xì xụp vừa khen - Ngon hầy. Khi còn lại nước , cô đưa tô lên húp và liếc sang chồng :
 - Chừa lại vừa vừa thôi anh hầy?  Trước đông người anh chồng ngượng không dám trả lời. Cô vợ thấy còn hơi nhiều nước húp thêm nghỉn nữa , nước mắt nước mũi chảy ra vì ngon , cô nghiêng cái tô qua chồng : 
 - Anh coi chừa lại từng ni được chưa anh ?
Lịch sự như choa đến dân gộc thành phố cũng cúi chào luôn còn gì .
Bấy giờ Ả Cu rút điện thoại xem giờ và hốt hoảng :
 -Mười một giờ bốn mươi rồi , về, về nhanh kẻo nó đóng cửa bây ơi. 
Ra về các ả khen quán lấy đúng giá 35 ngàn một tô , không hề lừa!
Dọc đường , các ả không còn nhớ là ngã nào rẽ về khách sạn vì chỗ nào cũng hao hao giống chỗ nào. May thay có chiếc Taxi trờ tới . Tay tài xế cà vạt đỏ chót nhảy xuống . Ả Hoe lên tiếng:
 -  Về khách sạn gần đây năng nấy ? ( Bao nhiêu ) 
 - Gì ạ? Gã tài xế hỏi lại.
Ả hoe Thanh đỡ lời :
 - Đây về khách sạn hết bao nhiêu tiền ? Mi hỏi năng nấy ai mà biết .
 - Khách sạn tên gì nằm đường nào dzậy ạ?
Ả Hoe đưa tay vuốt háng :
 - Cái khách sạn nhiều tầng, cao cao nằm kế bên mấy cái nhà thâm thấp ấy , đây đến đó gưn mà.
Ả Cu chen thêm vào.
 - Khách sạn có dãy đèn nhấp nháy chếch về phía bên tê đường là bãi đất trống. Tên bằng tiếng Anh dài ngoằng , nỏ nhớ.
Gã tài xế lắc đầu , ngao ngán nhảy lên xe đóng cửa ngoái đầu ra:
 - Má ơi , con xin các má! Và nhấn ga chạy ù đi luôn.
Ả Cu nhìn theo chiếc đèn nhấp nháy ở đuôi xe lầu bầu.
 - Chắc lái xe ở quê lên phố cũng nỏ thuộc đường ! 
Khuya . Sương lạnh lăn tăn. Ba ả đành bám nhau lò dò đi về. Phố xá về khuya vẫn sáng đèn , gió từ biển thổi mạnh hơn. Có những tiếng ầm ì từ đâu xa vọng về làm đường phố như  chưa hề biết khuya. Phía ngoài đường lớn dòng người vẫn đông , nối nhau chạy dài như vô tận. Thành phố hình như không có đêm .Vừa bước đi , Ả Hoe nghe bụng kêu lóc bóc vì húp nước hủ tíu. May mắn là các ả không " đậu phộng đường" và về đến nơi sau tiếng reo như thợ rừng tìm thấy trầm - Đây rồi bây ơi!
 Đêm ấy tưởng rằng sau một ngày di chuyển , mọi người sẽ chìm sâu vào giấc ngủ. Nhưng không , hầu hết lạ nhà không ngủ được. Các ả gọi điện và rủ nhau về một phòng kể chuyện, cười rúc rích mãi gần sáng.
                               84 NGÀN VÀ MỪNG HỤT.
Sau 1 ngày 2 đêm tham quan và tắm biển Vũng tàu ,sáng nay đoàn rời Vũng tàu về Khu du lịch Đại Nam và vòng đi địa đạo Củ Chi . Việc bắt buộc ấy là trả phòng. Ba ả đều lưu luyến với căn phòng mình đã từng ở dù là ngắn ngủi. Nhìn khắp lượt , Ả Cu bảo:
 - Mấy cái đồ ăn trên bàn chắc người ta cho tính vô tiền phòng rồi , lấy thôi. Những đồ trong tủ lạnh chắc tính tiền nên để lại. Còn nguyên , kệ nó.
 Nghe vậy , Ả Hoe liền gom hết cho vào túi xách, một hộp bánh gạo loại nhỏ chừng hơn  vài chục cái  , một thỏi kẹo the như viên thuốc tây và một bịch đậu phộng rang . 
 Ai dè trước khi lên xe , có tới vài ba phòng phải thanh toán thêm đồ ăn thức uống. Ả Hoe bấm bụng , vừa vuốt háng vừa cười như mếu khi nghe tiếp tân xướng 84 ngàn cho 3 bịch trên . Trả lại thì quê quá , mà ôm thì đắng ngắt. Tròng trành đành đứt ruột móc hầu bao cho xong chuyện.
 Lên xe , ả hoe Thanh mặt nặng như chì phân bua :
 - 3 cái bịch này giỏi lắm năm chục bạc, mua lộ mô cũng rứa. Cắt cổ người ta tới 84 ngàn!
 Nét mặt các ả tức lắm. Ánh mắt thấm đẫm nỗi buồn và bực bội.
 Ả Cu cười gượng :
 -Coi như bù qua sớt lại. Chúng nó thua thiệt hơn ta . 
 Ả cu cẩn thận chờ xe chạy một khúc xa , ngoái đầu ra cửa kính xem chừng không ai rượt theo  mới lên tiếng kể. 
 - Chúng nó chém mình thì tao làm cháy cái máy sấy mấy trăm ngàn ,chúng nó nỏ biết. Cho đáng. Coi như hòa cả làng . 
 -Thật à. Cháy máy sấy khi mô?
 Ả Cu kể. 
 -Tau lấy cái máy sấy tóc, sấy cho khô đồ. Cái quần Jin vải dày , khò lâu quá cháy luôn máy. Máy đó chắc mấy trăm ngàn , chúng nó không phát hiện ra.
 Cứ nhìn sự hồ hởi trên nét mặt ả cu , mấy ả tin rằng coi như tự an ủi cái ấm ức, không lỗ lãi gì.
 Thầy Tâm quay lại cười hỏi:
 - Thế ả bật lại máy sấy , nó không  chạy nữa à?
Ả Cu dứt khoát ; 
 - Chứ sao. Cháy đẻn cháy đen luôn còn mô mà chạy. Bật công tắc mấy lần im thin thít. Quăng vô sọt rác.
Thầy Tâm hươ tay cười:
 - Ả ơi , khi máy nóng quá trong đó có cái rơle nhiệt nó tự ngắt điện. Để máy nguội lại thì công tắc tự động nối mạch, nó lại chạy bình thường . Ngồi đó mà... cháy cho chúng nó biết tay ! Há ha...
 Tiếng cười lẫn tiếng thở dài lan ra cả xe. Thầy Tâm tiếp:
 - Dân thành phố thấy vậy chớ vẫn dở hơn ta hầy các cô. Rồi thầy thủng thẳng kể  chuyện cho không khí bớt căng thẳng.
  Có hai cô giáo giống như hoe Thanh và ả cu vậy , nhưng không phải trường ta mô nha . Lần đầu ra  thành phố Vũng Tàu chộ mấy dãy nhà cao tầng thì khen -  Nhà chi mà cao đạ khiếp. Rồi hai ả đố nhau: Tau đố mi mấy tầng? Hai ả đang ngả cổ lên trời đếm coi mấy tầng thì bỗng nhiên có thằng con nít chừng hơn mười tuổi, tóc cháy nắng lấm lem đến dọa: - Các cô cứ đếm thoải mái đi , cứ một tầng trả cho cháu 5 ngàn . Tối về phòng hai ả khoe chiến tích : Tổ cha hấn chớ bọn thành phố nghe nói khun lắm mà tau lừa cấy một . Mình đếm được đúng 26 tầng, phía trên còn cái tum nữa mà trả tiền cho hắn có 9 tầng, nó có phát hiện ra mô mồ. 
Không ngờ câu chuyện làm các ả ngả ngiêng cười quên ....chết , chiếc xe khách cũng phải lắc lư cười theo.


                                   MƯỢN CHO TAU CÁI LIỀM.
 Hôm nay là ngày cuối cùng mọi người mua sắm tùy thích không theo đoàn. Các túi tiền từ chỗ sâu kín nhất được lôi ra. Ả nào cũng lắm tiền . Toàn tiền chẵn .Ả thì đi siêu thị , ả thì ra chợ . Nét mặt ai cũng tươi vui vì nghĩ đến những món quà cho gia đình , cho người thân . Sau khi đi siêu thị mua một mớ quà cho con , cho mẹ già , Ả Hoe bâng khuâng nghĩ tới chồng. Nghĩ mãi ả chốt lại mua đôi giày cho anh Hoe. Anh Hoe có đôi giày sĩ quan quân đội nhưng đã cũ . Ả mạnh dạn ra hỏi mấy tay tài xế taxi đỗ trước khách sạn. Thật đơn giản , một tay tài xế bảo đưa tới chỗ  bán ngay cổng của Công ty  32 sản xuất giày quân đội . Không sợ hàng nhái. Trọn gói đi về là 300.000 đồng.
 Ả Hoe rủ thêm thầy Tâm đi cho vững bụng. Không những mua được đôi giày cấp tá đẹp long lanh mà ả còn mua thêm được cả cái chạc nịt  cấp tá cho chồng !
 Ả Hoe ngắm hai món đồ mà hạnh phúc tràn lên khóe mắt . Nghe nói của cấp tướng tá là quý hiếm rồi. Với lại đồ quân trang bây giờ đẹp ,  bền , chính hãng .Sau khi mân mê chạc nịt  ả vòng nó vào bụng mình siết lại đeo thử. Ả loay hoay tháo ra thì nó càng thít vào. Ả phải kêu Ả Cu giật ra giùm. Ả Cu thì cũng đâu hơn gì ả Hoe , cũng lại kêu thót bụng vô cầm giật ra nhưng vô tình nó càng thít vào chặt hơn như trói ếch. Vậy là thêm cả Hoe Thanh cũng nhảy vào kéo và giật  thít chặt bụng ả Hoe mà không biết tháo ra cách nào. Ả Hoe ngã ra giường thở dồn, hổn hển giơ tay ra hiệu :
 - Thôi , đư ..ừng kéo nữa. Khó thở lắm . H..o..e  Tha...anh  xuống dưới đất mượn cho ...cho tau cái ,cái ..liềm.! 
 Ả Cu và Hoe Thanh buông chạc nịt ngã ra cười cong cả người. Hai người cười , một người thút thít khóc.
 - Liềm mô nơi thành phố này mà liềm. Haha .. xuống hỏi mượn liềm người ta  lại lôi cán liềm ra ,vui à.
 Không ai bảo ai , nhưng cả ba ả đều nghĩ đến cách phải dùng liềm mà trặc bỏ cái chạc nịt này ra làm đôi. 
 Ả Hoe Thanh bỗng ngừng cười , tự nhiên thông minh nảy ra , tìm điện thoại bấm gọi cầu cứu thầy Tâm . Thầy Tâm vội đến và chỉ nhoáng cái là tháo ra. Thì ra loại chạc nịt này có cái lẫy ở phía dười . Ả Hoe thở hổn hà hổn hển , nằm quay vô tường giấu những giọt nước mắt còn sót lại .Coi như cứu được món quà mà không phải cắt ra làm đôi.

 ...Thấm thoắt 6 ngày trôi đi thật mau. Niềm vui và những nụ cười rồi cũng nhường cho giờ phút chia tay thành phố. Cái thành phố ồn ào luôn tấp nập, hiện đại và sang trọng , mang trong mình nó một nhịp sống hối hả cả về đêm như không bao giờ dừng lại  .Khái niệm nhanh chậm thật rõ ràng. Dẫu không bịn rịn nhưng cũng đủ để nhớ mãi sau này. Đứng trên tầng cao của khách sạn Sê vần Pờ Lát, các ả nhìn thấy dòng người  tấp nập dọc đường Nguyễn Văn Trỗi mà nhớ về người anh hùng đặt bom ở cầu Công Lý mà trước đây chỉ biết trong sách. Theo dòng người ồn ào ấy chạy về phía trên kia là con đường dẫn đến  nhà trưng bày tội ác chiến tranh nơi những vật chứng , những vũ khí giết người , những kỹ thuật tra tấn... trước đây của Mỹ - ngụy được trưng bày cho khách tham quan. 
 ...Chia xa thành phố , gửi lại đây những nụ cười hồn nhiên , vô tư  mà dù có tiền cũng không bao giờ mua được. Người miền quê luôn có những nụ cười rạng ngời sảng khoái , trong trẻo đến vô ngần. Đất nước mình đâu cũng đẹp , cũng đáng yêu thương.  
 Các ả sẽ chia tay với những cuộc vui  để về lại cuộc sống đời thường , về lại với mái trường thân yêu của mình ở phía tây xứ Nghệ , cách thành phố Vinh chừng 120km đường bộ...

                                             LỜI KẾT
 Với tình người xứ Nghệ , ký sự này như món quà người viết gửi tặng đoàn tham quan nói riêng và thầy cô giáo nói chung trường THCS Thị trấn Qùy hợp. Dẫu còn sơ sài và chưa đầy đủ, nó như  là chút kỷ yếu cho chuyến đi ghi nhớ mãi sau này. Những nụ cười  vụn vặt trong chuyện kể trên , người viết dựa trên chất liệu thật để lưu dấu kỷ niệm mà các ả giữ bản quyền, dù chỉ trong phạm vy hẹp là Ả Hoe và nhóm bạn. Chỉ là một góc của bức tranh toàn cảnh.
 Người viết thành thật rất muốn sự mềm mại , bung lụa phấp phới bay trong văn phong của mình để dành tặng các thầy cô giáo. Nhưng cách viết lộc cộc  ngổn ngang này còn nhiều khiếm khuyết trong hành văn và cách dụng từ là do trình độ của tác giả. Ấy là nằm ngoài tâm niệm của người viết. 
 Viết về ký sự này như một bằng chứng là tình yêu quê hương mình luôn có trong huyết quản những người con xứ Nghệ  xa quê , tìm hơi ấm về nơi cội nguồn trên những con chữ khi viết ký sự này.

LÃO TÂN. 

                                           ***************

    

     




   
  
      

45 nhận xét :

  1. Em Tem Vàng nhé.
    Em đọc hết rồi.Nhưng mai em quay lại góp chuyện sau.
    Hôm nay em ẩm ương rồi ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc bài của Hoe , lão cũng láng máng nhận ra rôi. 2 bài trước là bếp than đang ủ âm ỉ cháy. Bài này bùng cháy lên theo lẽ tất nhiên và lửa thành ngọn.
      Mà lạ nhỉ. Dạo này các người đẹp trong blog này toàn ở trang thái...khó ở. Hà nôi có ...có thím nào khó ở nữa không , vào đây với lão, lão luôn là...dễ ở !
      Khi còn tâm trang nhớ Pháo ngoài khơi xa , không ý kiến ý cò được , lão cho nợ!

      Xóa
  2. Cười!
    Kí sự là nụ cười nhẹ nhàng. Lột tả được cái quê của người nhà quê lên tỉnh. Với lối viết dựa trên sự xê dịch để giới thiệu về nét khác biệt của một vùng miền qua vốn từ địa phương mới lạ đối với độc giả khác miền.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vừa là ký vừa là PR cho...gái Nghệ nữa đấy nha LC. Món lạ luôn hấp dẫn các ông.
      Mà ...lão vẫn nhớ p2 của Quê, chứ không đánh trống lảng được .
      Khép lại ký sự này , hy vọng chút gì đó khởi nguồn cảm hứng cho LC viết tiếp

      Xóa
    2. LC đang chăm bệnh ở Bệnh viện nên chỉ có thể đọc lúc rảnh thôi ạ. Nên lão chờ dài dài nhe. Với sự nhắc nhở của lão LC sẽ k quên p2. Đã có ý tưởng chỉ chờ đc về nhà là viết thoai.

      Xóa
  3. Phần 3 các ả được đẽo gọt theo cái cốt sến sẩm rất. Có lẽ để trung thực thì phải thế thôi. Đọc và hồi tưởng liền mạch thì phần này Lão ép như thể còn bao nhiêu dồn cả vào đây cho xong. Thành ra khi đọc đến cuối cảm thấy lẽ ra chưa hết ,
    Thế cũng là rất ổn rồi gọn ghẽ và vui vẻ. Mừng cho Laotan và mừng cho các Hoe!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lão cũng nhận thấy phần cuối viết cụt ngủn. Cứ như một con gà trống đang gáy rất vang bị chặt cụt mất phần đuôi.
      Nhưng như lời Sỏi khuyến khích - Tit ngòi mà nổ được cái..." Đẹt" như vầy vào blog là tốt lắm rồi.

      Xóa
    2. Anh bỏ cái lời kết đi! Hiểu cả mà, thanh minh thanh nga làm gì, vướng!

      Xóa
  4. Phần kết này Lão cố dồn nén mọi chuyện hành trình của đoàn giáo viên xứ Nghệ vào cái túi văn chương cho chặt để lên máy bay hồi hương. Tuy gọn ghẽ và khá hay nhưng mình vẫn thấy tiếc và thiếu thiếu vài thứ gì đó. Có lẽ mấy ả quên nhắc Lão và Lão cũng vội nên ko soi thấy chăng. Ví dụ như chi tiết cảm động là có anh đồng hương trong đêm đội mưa đến tặng quà chị em, nhưng trời khuya quá rồi nên suýt ko gặp... Dẫu sao đây cũng là đoạn kết rất đẹp và lưu dấu ấn tình cảm đậm nét ko chỉ cho đoàn giáo viên hành phương Nam, mà cả những người liên quan được đề cập tới, cũng như tác giả và bạn đọc nữa. ( À. Mà trong phần cuối này Lão quên nhắc đến bác BuLuKhin, Lão Salam và Lão là những người có sự quan tâm rất nhiệt tình với các ả đấy).
    Về ngôn ngữ Nghệ thì đôi lỗ Lão đã bỏ sót các lời thoại của các ả qua tiếng phổ thông. Ví dụ câu: "Mấy trăm ngàn , chúng nó không phát hiện ra.". Có thể viết từ "Chúng nó" là "Bọn hắn", hoặc câu " Chứ sao. Cháy đen luôn còn đâu mà chạy". Lẽ ra nên viết tiếng Nghệ là: "Chớ răng. Cháy đen luôn còn mô mà chạy". V.v...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác như anh góp ý - chuyện Salam đội mưa trong đêm khuya đến tặng quà là hình ảnh rất đáng nhớ và trân trọng . Chuyện vợ chồng anh Bu nhiệt tình gọi hẳn taxi đến ks chở các ả đến thăm nhà và tặng sách cũng là thật khó quên và cuối cùng chỉ hơn nửa tiếng gặp nhau , người viết được cười ngoác miệng với các ả là những hình ảnh...THẮM TÌNH DUYÊN QUÊ !
      Nhưng lão Trương ơi , nếu cho vào thì thành...thư ký chuyến đi mất . Nói thư ký là nói đến khả năng của người viết. Nếu những chi tiết ấy khéo đưa vào với bàn tay của một văn chương có hạng thì chắc nên duyên , còn cục mịch non yếu như người viết thì có khi trở thành vô duyên.
      Dù sao thì lão vẫn thấy tiếc và nhận thấy phần cuối lửng lơ qúa.

      Xóa
  5. Ký sự thì cũng là một loại văn chương, mà văn chương thì không nhất thiết phải ôm tất cả mọi chi tiết thực vào bài viết. Tác giả sẽ lựa chọn những câu chuyện, chi tiết, tình tiết phù hợp với hướng câu chuyện của mình. OM nghĩ thế là đủ, không thiếu!

    Ở bài này, có những chi tiết chứng tỏ tác giả rất am hiểu về... đàn bà. Những chuyện lặt vặt như kiểu vừa ở có mấy đêm mà khi đi đã có chút lưu luyến, chuyện tiết kiệm (và tham kiểu phụ nữ) như cứ thấy gì miễn phí là phải cầm đi hết, chuyện mua quà thì luôn nghĩ đến chuyện mua cho con trước, xong xuôi rồi mới "bâng khuâng nghĩ đến chồng". Riêng cái câu trong ngoặc kép vừa dẫn này thì OM phải vỗ tay vì có lẽ khó tìm lời nào diễn tả chính xác hơn.

    Có vài chỗ Lão cần xem lại:
    - Cuối cùng thì các ả về KS bằng cách nào khi không thuộc đường, không biết tên KS?
    - Ngày cuối cùng các ả ở đâu? (Phía trên đã nhắc đến các địa danh cụ thể như Phú Nhuận, Vũng Tàu, Đại Nam, Củ Chi..., mà cái địa danh sau cùng lại quên mất)

    Trả lờiXóa
  6. Với OM lão phải có từng phần gach đầu hàng , vì em luôn thích...thẳng ( Hơi cong một chút là...bùn...hehe)
    - Đúng là còn nhiều chuyện hay , những câu nói không thể nào quên của các ả nhưng không thể đưa vào bài viết được . Người viết cố gắng chọn lọc ở mức có thể thôi để bài viết ...văn chương hơn .
    - Đường về ks cũng không qúa xa và quanh co nên các ả có vất vả chút ít rồi cũng lò dò được. Lão dùng từ lò dò thay cho sự diễn đạt. Tuy nhiên lão nhận ra là mình viết thiếu. Thêm vài câu nữa thì trọn vẹn hơn trong khúc đoạn này.
    - Ngày cuối cùng ở đâu ?. Thắc mắc này là đúng vì các phần trước có vẻ cụ thể đến chi tiết thì phần cuối này ...mất hẳn cái cụ thể chi tiết.. Thú thật là viết đến đây tác giả ...ngáp liên hồi nên không nhớ để viết vào. Phải có một khúc về chuyện ăn ở đi lại nữa thì...ngon hơn.
    - Phần khen về am hiểu đàn bà . Tất nhiên rồi , đã đam mê gì thì phải tìm và hiểu . Vậy mà hông lão vẫn hằn vì những cú...đá của đàn bà chỉ vì...không hiểu !?
    Thẳng nhé OM - Không cong tẹo nào !

    Trả lờiXóa
  7. Lẽ ra lão cho bọn họ đến củ chi để Ả Hoe chỉ cu hỏi củ chi, rồi giải thích miên man miên man... cho sướng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hihihi ...hỏi mãi củ chi ,bực mình vặc lại thì khó đỡ!

      Xóa
    2. Cô gái Củ Chi chỉ cu hỏi: củ chi?

      Xóa
  8. Như NT đã giới thiệu khi bưng hai phần đầu bài viết sang Phây cho các ả Hoe đọc để khỏi mất công dò đường vô blog: Đây là những nụ cười hóm hỉnh, hài hước mà Lão đã thân mến tặng các thầy cô trong đoàn tham quan. Và ả Hoe, nhân vật chính trong câu chuyện đã rất xúc động viết rằng:"Cảm ơn lão Tan nhiều. Cười lăn lóc, cười ra rả, cười chảy nước mắt, cười thắt cả ruột nhưng tất cả sẽ qua đi nếu không có những trang viết như thế này của lão lưu lại." Các Hoe đi tham quan, chụp rất nhiều ảnh, lưu lại nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. Nhưng nhờ cái camera của Lão mà mọi hình ản bỗng sống động và khó quên vô cùng. Có điều, mọi người trong đoàn cứ thắc mắc, camera của Lão gắn ở đâu mà quay được rõ thế? Điều này thì chính NT cũng chịu, không biết được. Hình ảnh lão quay được trung thực đến đâu, hay lão dùng kĩ xảo để lắp ghép hình ảnh, cái đó chỉ có Trời mới biết. NT là người trong cuộc, cũng bám theo đoàn từng ngày, vậy mà nhiều chuyện giờ đọc của Lão mới thốt lên: "Rứa à?"
    Nhưng dọc hết 3 phần, điều NT và mọi người trong đoàn cảm nhận được qua những nụ cười rất hóm của lão là tình quê sâu nặng, dù cuộc mưu sinh buộc Lão xa quê mấy chục năm ròng, nhưng hình ảnh quê hương luôn thường trực trong trái tim người con xứ Nghệ, chỉ một cái cớ rất nhỏ, cũng đủ cho trái tim ấy ngân lên những nốt nhạc yêu thương, có thể gắn với nhiều ca từ khác nhau, Không cần trau chuốt mượt mà, không cần mềm mại uyển chuyển, cứ mộc mạc, cứ chân chất như củ khoai củ sắn quê mình là được, Lão ạ.
    Thay mặt mọi người trong đoàn, NT cảm ơn Lão thật nhiều.
    Nếu khi nào Lão có điều kiện lên QH, công đoàn nhà trường sẽ long trọng đón Lão bằng một bó hoa...dại, và đích thân chân dài (ả Hoe) sẽ ôm hôn Lão thắm thiết, chịu không?. He he...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc còm này , lão thấy mình được ưu ái sau những áp lực nho nhỏ kiểu con Thỏ...
      Camera của lão cho tới giờ này chưa một ai phát hiện ra - kể cả NT là người trong cuộc. Có thế mới vui.
      Lão rất cảm động nếu được nhà trường tặng hoa với bài ký nhiều sứt mẻ không mấy trơn tru này của lão nhưng chứa đầy tình người xứ Nghệ. Hoa thì đã đành , còn hôn à? - Mới nghe mà lao xao trong người rồi . Có điều Ả Hoe có hôn lão thì cho lão xin được...nằm hôn vì lão vốn ốm yếu và cho nó...tiện ! hehe

      Xóa
    2. Cái lão Tan này khôn róc đời đây! Nhưng viết được ba phần về chuyến du lịch của các ả Hoe như ri thì tặng cho lão một lần nằm hôn cũng đáng lắm! Chúc mừng lão về entry này và " cuộc hôn" sắp tới nha...

      Xóa
  9. Sau khi đọc phần 2 lỡ com yêu cầu, giờ đọc phần 3 thấy lão đã đáp ứng, đọc thấy khoái gì đâu!
    Phần 3 lão đã bám sát bước đi của các ả. Tuy nhiên chi tiết đi ăn phở (hơi bị…quen) khiến cho tính độc quyền hai lúa không con của riêng các ả xứ Nghệ nữa! Với lại theo ả hoe tui, lão nên thiến phắt cái đoạn cuối phần 3 này đi, cho nó ngất ngưởng, ngạo nghễ! Và cũng có thể delete hết các nội dung trong ngoặc đơn trên suốt hành trình kí sự này đi, để bảo tồn tính độc & lạ của văn bản. Thế nó mới bụi ! Ai thích thì tự tìm khắc hiểu ( “chắc chắn ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu!”, nên không răng mô!) , lão ợ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái còm này của HL thì quả đúng..." Danh bất hư truyền ".
      - Tất tần tật những chuyện vui trong chuyến đi mang tính người nhà quê ra phố như tiêu đề, kể ra thì nhiều nhưng những chuyện trong bài thì mang tính độc quyền , không sao chép và dựa vào một mẩu nào na ná như thế để đưa vào bài viết .Lão khẳng định là hoàn toàn mới mẻ nảy sinh từ thực tế của các ả Hoe. Duy chuyện ăn phở thì mượn để nối tiếp mạch chuyện lão cũng có chú giải rõ ràng là chuyện kể. Nhưng phát hiện ra có nó thì phá vỡ mất tính độc quyền của Hai lúa của HL làm lão thấy hơi...bị đúng.
      - Lão rất khoái cái sáng kiến thiến cái đuôi p3 cho nó ngất ngưởng, ngão nghễ đúng văn phong của người viết. Nhưng trời ạ...
      Nếu các ả này không phải là giáo viên , lão hoàn toàn có đủ khả năng tung tẩy ngòi bút . Cái khó là chỗ này vì thế sau trong khi viết tác giả không khỏi đắn đo để cho vào những gì và bỏ đi những gì HL ạ. Ví dụ : Cuối mẩu chuyện HỦ TÍU có câu - Mẹ chúng nó. Lão đây phải tần ngần mãi . Rất đời thực và ả Hoe cũng công nhận có. Nhưng cô giáo mà...chửi thế liệu có đúng tính cách nhà giáo không. Nó thực , nhưng hiện lên trang viết lại theo một ngã khác dù là việc cỏn con ... Đấy ...khó khăm là chỗ ấy cho nên không thể thiến phần cuối của p3 cho nó ngạo nghễ theo được HL ạ . Lão rất khoái em dùng từ bụi !
      Lòng chân thành của người còm xin nhận lại câu trả lời chân thành của chủ nhà nhé .

      Xóa
  10. Một thiếu sót là tình cảm lưu luyến Sài Gòn khi chia tay dù chỉ ở hai ngày , mà không nói gì đến thành phố này . Một thành phố trẻ trung năng động và mến khách . Salam mọi hôm đoán phần 3 này là cảnh các Ả đi tham quan và mua sắm ở đây . Sẽ bộc lộ sự ngỡ ngàng đáng yêu của những Ả nhà quê ra tỉnh , có như vậy mới dành tình cảm sâu đậm cho thành phố này trước lúc chia tay mặc dù chỉ ở một thời gian rất ngắn ngủi . Bài viết nên chia làm bốn phần để mọi người không bị hụt hẫng khi đọc xong thì sẽ trọn vẹn hơn
    Hơn ai hết Salam là người xứ Nghệ nên rất hiểu tâm ý của Lão là dành một tình cảm rất sâu đậm cho những con người chân chất nói riêng , và về mảnh đất quê hương xứ Nghệ nói chung . Cảm ơn Lão về điều này
    Quê hương không những là nơi chôn rau cắt rốn , quê hương còn là nơi lưu giữ những kỷ niệm của tuổi thơ . Vì mưu sinh nên những người con xứ Nghệ phải đi xa , nhưng từ trong sâu thẳm luôn khắc khoải nhớ về vùng đất này . Cũng bởi vùng đất và tình người mộc mạc nơi đây nên lưu dấu trong lòng người đi xa sâu đậm hơn chăng ?
    Bữa nào Lão nên viét một chuyện ngắn về mấy Ả ở Sài Gòn nghen

    Tình xứ Nghệ không mau
    Nhưng bén rồi sâu lắng
    Quen xứ Nghệ quen lâu
    Càng tình sâu nghĩa nặng

    Nghe câu hò ví dặm
    Càng lắng lại càng sâu
    Như sông Lam chảy chậm
    Đọng bao thửa vui sầu

    ( Huy Cận )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy ý Salam chia sẻ đều đúng. P3 nên viết thêm một khúc đoạn về chuyện ăn ở , gặp bạn bè và mua sắm . Nhưng hồi đêm thế nào viết được bấy nhiêu là cứ ngồi ngáp buồn ngủ. Khi buồn ngủ thì tính cẩu thả nổi lên nên mới có cái phần hơi cụt ngủn này.
      Và đúng nữa là tình cảm của dân xứ Nghệ qua bài viết. Nó tạo điều kiện cho ta được sống với quê hương , với Nghệ ngữ và những tiếng cười vô tư trong trẻo của các ả hoe.
      Viết thêm về các ả Hoe cũng ko biết viết gì thêm nên chưa có ý định này.

      Xóa
  11. Em đã đọc rồi cả 3 phần. Không biết nói gì, chỉ biết nếu em là ả hoe đó, có người viết cho em một ẻn vừa hài hước, vừa có cả chút tình thương thương tồi tội này, em chắc giữ mãi 3 entry nì làm kỷ niệm thôi. Đọc hoài, ngày nào cũng đọc để được tủm tỉm cười hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nay mai về làm dâu xứ Nghệ ( Xứ Nghệ là bao hàm cả con người em chấm ở Hà Tĩnh đấy nha) thì chắc ký sự còn hay hơn vì người thành phố về vùng quê mà lại vùng quê xứ Nghệ , nơi dày đặc những phong tục tập quán và mê hồn trận của Nghệ ngữ.
      Vui đấy. Em cứ về đi , lão theo hầu chuyện và viết ký sự. Khi nào chồng em bận nhậu , lão cũng có thể ...kỳ lưng cho em tắm ! hehehe
      Chúc vui nhé ĐT.

      Xóa
  12. Đời người lúc tỉnh lúc say
    Lúc chơ như đá lúc bay như diều
    Nhân gian có mỗi chữ yêu
    Lão Tân gom hết nàng kiều vào đây
    Chân quê nhưng chẳng thơ ngây
    Giản đơn nhưng vẫn tràn đầy yêu thương.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lời thơ có vẻ thiết tha và có chút ghen tỵ về các nàng trong nhà này. Là phụ nữ , họ thich đàn ông...cơ bắp 8 múi như lão. Và họ không nói ra thôi , cứ mà đàn ông ...sexsy như lão là họ qua đọc thì ít mà lén nhìn, ngắm nghía thì nhiều. Anh bạn cứ thử xem.

      Xóa
    2. Không qua được đôi mắt tinh tường của Lão...hehe..nhưng có chút ghen tỵ với ảnh đế của làng blog cũng chẳng có gì phải xí hổ...hehe

      Xóa
  13. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc bài viết của lão mà hình ảnh ả Hoe cứ quanh quẩn trong đầu óc. Hình như ả mang trong mình ít nhiều cái tâm tính của bao người đàn bà vốn "quanh quẩn chốn chân tre"? Đã đành là nhân vật được xây dựng một phần do những thông tin về nguyên mẫu được cung cấp rất tích cực , nhưng phần khác là do cái duyên của người viết, khiến người đọc (người đang đọc) cứ tủm tỉm cười và giật mình như ai đó đã đọc được ý nghĩ của mình. Lão "soi" chị em cặn kẽ tinh vi quá! Tuy không được theo chân nhân vật đi ngoạn cảnh và nhìn ngắm thật kĩ và cảm nhận về "Hòn ngọc Viễn Đông", nhưng NĐ thấy lão đã xây dựng được một hình ảnh dí dỏm đáng yêu và quan trọng hơn là chất xứ Nghệ rất đằm qua từng trang truyện. Và quý hơn là: lão vẫn còn...

      Xóa
    2. Lâu rồi có gì vui không em?
      Viết lên một bài viết mà được các...ả khen khen tý chút thôi là lão mừng. Hình ảnh Ả Hoe là có thật với những câu chuyện kể trên cũng đều thật.
      Ví như người thành phố về miền quê xứ Nghệ thì chắc cũng có nhiều chuyện gây bão, gây cười chẳng khác gì mấy ả Hoe ra phố em nhỉ. Hehe...hay là ...là đằng ấy về làm dâu xứ Nghệ đi , lão đổi từ ...lão qua từ anh không mấy hồi !...
      Cả ký sự này là một phần vui của chuyến du lịch tham quan sài gòn - Vũng tàu của giáo viên một trường c2 đấy em . Vui nữa là sau khi viết xong , các nhân vật trong bài đều có gửi lời cảm ơn và chúc lão. Rất vui và hanh phúc.
      Sau mấy tháng tịt ngòi , bài viết này hy vọng làm cú hích cho lão viết blog ngando ạ. Hy vọng chúng ta lại chia sẻ với nhau trên blog này. Lão dốt thơ nên chỉ lượn xem thôi chứ không...có gì trong đầu để đối đáp mặc dù rất muốn .

      Xóa
    3. Phải nói là cuộc gặp gỡ với các nàng đã khiến lão bật được văn từ cái ngòi tưởng như đã ... tịt! Lão biết em ở xứ nào đâu mà rủ làm ... dâu xứ Nghệ? Lão to còi vừa thôi, kẻo lại ... đỡ không nổi đâu nhé! Biết đâu nhà em ở ngay cạnh nhà lão đấy chứ!? Mấy lị... "Nhà không có mẹ, chả sao!". Hiiiiii....
      Chúc lão tiện đang "thông ngòi" thì tiếp tục thừa thắng xông lên nhé!

      Xóa
    4. Em ở xứ nào lão cũng...rước dâu ! hehe . Gần thì đi bộ để tiết kiệm. Xa hơn thì xe công nông , ô tô , tàu hỏa.
      Lão xin vâng lời em , sẽ cố gắng thừa thắng...lăn ra ngủ mỗi khi ngáp ! hehe.
      Vui nhé.

      Xóa
  14. Đặc điểm con gái xứ Nghệ hiện lên rất sắc nét qua phần 3 này. Nếu như 2 phần trước khiến người đọc cười hả hê thì phần này, bên cạnh tiếng cười là những giây phút lắng lại cho những suy ngẫm bởi chiều sâu của một số chi tiết rất phù hợp với việc "ra phố" của những người phụ nữ hướng nội. Ví dụ như 84 ngàn hay đi chợ mua quà về nhà và chăm chút nhất món quà mua cho chồng. Cái chân thật toát lên nét đẹp thầm lặng của cả ả hoe và ả cu. (trong đó có chị Nhật Thành)
    Em thì lăn tăn ở chi tiết lái taxi mà không rành đường phố (Vũng Tàu đâu có rộng lắm). Và chi tiết các ả không nhớ tên khách sạn vì là tên nước ngoài. (cô giáo Nhật Thành có thấy thế không ạ?)

    Trả lờiXóa
  15. hehe...Om cũng bảo lão viết về đàn bà...như em nhận xét. Nghĩa là có biết khai thác chút ít.
    Về chuyến taxi : Nó bỏ chạy là vì địa chỉ của ks các ả đưa ra rất chi là...nhà quê : - Cái nhà cao cao bên mấy nhà thâm thấp thì ở tp chỗ nào chả có. Lại thêm bên kia đứng có cái nghĩa trang nên chắc mấy ...má điên ! Họ quen với tên phố , tên đường hay ít ra cũng là cái tên ks. Đằng này địa chỉ ấy thì có mà thánh tìm.
    Nhưng khi lái xe bỏ chạy thì các ả lại nghĩ....dễ thế mà tài xế nỏ biết ! hehe
    Phía sau bài ký là cái tâm của người viết , muốn được sống với những cái chân chất của quê hương mình. Còn Nhật Thành chỉ là một trong số đó. Có gặp chắc cũng không xơ múi gì được nên cuộc gặp chỉ vẻn vẹ chứng hơn nửa tiếng một chút với sự tham gia của các Hoe

    Trả lờiXóa
  16. Ý em là các ả đã cung cấp thông tin khách sạn tên nước ngoài. Lái xe sẽ lục bộ nhớ để đưa các ả đến những khách sạn có tên ngoại quốc, khi nào đúng thì dừng lại. hehe. Được khối xiền nữa chứ.

    Trả lờiXóa
  17. Số lần cười và cường độ cười phần ba này có khi hơn cả hai phần trước. Cái chi tiết cười cay cả mắt là bà vợ húp nước phở lại hỏi chồng như vậy được chưa. Chi tiết này chắc là dân gian bịa nhưng nó nói lên bản chất con người thật thà đến mức không thể thật hơn, ngô nghê rất dễ thương và buồn cười. Bữa thưởng thức hủ tíu của các cô mà đưa chi tiết này vào là tuyệt cú. Không phải người Nghệ chính hiệu con nai vàng như lão thì không thể viết được ba phóng sự này. Đề nghị tác giả bỏ hết những ngoặc đơn chú thích các phương ngữ. Nếu người đọc không hiểu thì bù lại được cười xòa, sau đó tự tìm mà hiểu....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hầu hết mọi người không trùng với ý kiến anh , duy chỉ có lão. Ấy là vì mọi người muốn cười thêm nhưng ...bị ngắ t tại đây. Thực ra , lão cũng thích phần này hơn nhưng viết đến đây khuya quá , ngồi ngáp hoài nhưng kết thúc hơi cụt ngủn. Tuy thế vẫn gieo vào lòng bạn đọc những chuyện khó quên , thậm chí cười cay mắt như anh nói.
      Những chuyện trên đây các ả Hoe là quyền tác giả , lão là người ghi chép mang tính độc quyền. Không hề sao chép dựa vào chuyện vui nào để chế. Hay là chỗ ấy.
      Một số chuyện khác cũng hay nhưng có vẻ na ná của người khác nên lão đành bỏ. Ví dụ tắm nước nóng thì ngồi chờ cho ...nguội , hay bát phố ngó nghiêng này nọ chẳng han...
      Y1 kiến của Lão Bu luôn làm thích !

      Xóa
  18. Em sang đây và đã kết thúc xem cả ba phần ký sự của anh qua mấy anh mấy ả Hoe đi du lịch ...Trước tiên là em rất thích nghe vốn từ xứ Nghệ trong ẻn này , thứ hai em thấy anh khai thác về mấy ả Hoe rất tốt , có chiều sâu về phụ nữ với những chi tiết rất nhỏ nhặt , rất đời thường như cái kim băng , cái túi đựng tiền được khâu rất kỹ...ngay từ lúc chuẩn bị xuất phát là những trăn trở , giấc ngủ ko được trọn vẹn ..cho đến đoạn kết là các ả đi sắm quà cho chồng cho con ...nhưng giá anh thêm một vài nhân vật nam và đưa thêm một vài nhân vật trẻ con nữa thì ẻn này sẽ sinh động hơn rất nhiều , các cụ nói " có nam có nữa mới nên xuân " mà ..còn nữa anh thiếu nhiều những địa danh để đi du lịch , để quảng bá cho chuyến đi nó hay nó thú vị và được mở rộng tầm nhìn thế nào với gái quê ra phố ...hì hì ..Đọc phần một buồn cười nhất là ả Hoe đánh vật với giấc ngủ , sau đó thì hình dung ra cái máy bay bụng bự chứa bao nhiêu người mà ả Hoe sợ sẽ nằm xếp nếp lên nhau ...anh viết thế liệu có quá ko ? nếu nói những người " Chân đất mắt toét" và trình độ văn hóa lùn như em thì còn nghe được , đằng này tuyền là những người là giáo viên ....nhưng thôi dù sao đọc xong ba phần em cũng thu hoạch được những trận cười sảng khoái , vậy là lãi rồi đúng ko anh ? qua bài ký sự này em rút ra một bài học xương máu là " Đi một ngày đàng , học một sàng khôn " , nếu có điều kiện thì phải đi nhiều để mở rộng tầm nhìn chứ cứ như " Êchs ngồi đáy giếng" nhiều khi đi ra ngoài thiên hạ cứ mắt chữ o mồm chữ a thì buồn cười lắm ...và qua bài viết này em hiểu thêm về vốn từ tiếng sứ Nghệ , em rất thích câu " Khỏe nằm dọc , nhọc nằm ngang " , lần đầu tiên em được biết đến câu này , đúng là Xô Viết vẫn là Nghệ Tĩnh của anh , hay thật ....! Bài viết chân thật đến độ ko còn gì để nói nữa ..hì hì ..lại cười rồi ....cái thật rất chân quê của người đân 37 , dân xứ Nghệ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vẫn như xưa , nghĩa là em đọc rất kỹ chứ không hề qua loa và có những nhận xét để người viết nhìn thấy những điều được và chưa được trong bài viết.
      - Lão đã nói từ cái tiêu đề , Ã Hoe ra phố vì thế ký sự này chĩ xoay quanh chủ đề ả Hoe và nhóm bạn là chính.
      - Trong đoàn du lịch , chỉ có 5 thầy mà phân nửa số thầy đều có người kèm nên không tham gia nhiều về hoạt động của các ả Hoe được.
      -Như đã trả lời các còm rải rác các phần , lão tự nhận thiếu sót viết p3 còn thiếu , còn nghệch ngoạc , kết thúc cụt ngủn làm thất vọng nhiều người.
      Chuyện vui là chũ yếu , được người đẹp Hải dương trốn chồng vào coi...của lão là mừng rồi ! hehe
      Sáng nay vào Phây , gặp hình của Nắng , lão ngọ nguậy muốn viết về Nắng vì nổi hứng .
      Mai em quay lại đọc và có vào phây thì rủ nắng về blog coi...cũa lão - hấp dẫn lắm ! hehe

      Xóa
  19. Lão công khai GỬI NẮNG CHO EM nhưng lại giấu biệt đi mô mất rồi? Hay nắng Nam Lào xứ Nghệ dạo ni dữ dội quá sợ sém má em nên chưa đưa ra lật đật?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lão Trương ơi . Sáng nay vô tình gặp người xưa , nỗi hứng viết ngay. Vừa được đúng ...4 dòng thì có khách gặp, vội vàng bấm mẹ nó xuất bản . Vậy là kéo lại không kịp , nên đang để đấy cho vào ẩn, hứng nữa thì tiếp khi rảnh. Tối nay ko có em...người mẫu nào í ới thì viết nhé. Ngày hôm nay lão bận.
      Cáo lỗi .

      Xóa
    2. À.Vậy chắc là lão nổi hứng vì chiếc váy đỏ của chị Nắng rồi. :)

      Xóa
  20. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  21. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa

:) :( :)) :(( =))

Lên Trên! Xuống Dưới!