Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

         ĐỂ ÔNG LO.

  

 Có dịp về Vinh, tôi có ý muốn đến thăm nhà thơ Nguyễn Quang Hoàng - QTV trang CHUYỆN LÀNG QUÊ ta đây.Thơ anh sang sảng lạc quan và chất đầy niềm vui bổ ích nên thích đọc. Thích thơ nhưng chưa một lần giặp mặt tác giả nên cũng khá tò mò muốn gặp. Thứ nữa là hiện nay anh làm trong BQT- một group có số thành viên khá đông này. Chuyện làng quê đang hót, có số người tương tác rất lớn. Nghe phong thanh muốn chạy cái ghế vào BQT thì ngoài tác phẩm viết đều tay còn phải cung kính phong bì chừng 20 "củ".  Nói môm na ngắn gọn là tài năng chưa đủ còn phải thêm 20 củ mói mong ngồi vào cái ghế BQT Group CHUYỆN LÀNG QUÊ! Mình đây không mấy tài năng lại lười viết, chắc chắn phải hơn con số 20 đó. Nhưng chịu chơi thì hãi gì mưa rơi. Vì nốt công đôi chuyện, ghé thăm nhà thơ, luôn thể Lobby (vận động hành lang) nhờ anh ủng hộ, giúp đỡ được mớ nào hay mớ đó. 

  Anh bạn nhậu chung ở quán "Hoa Mai" gần sân bay Vinh nhiệt tình nhận lời đưa tôi đi Nam Đàn gặp nhà thơ. Chúng tôi cẩn thận mang theo chai rượu thuốc "Khỏe về đêm" để biếu anh. Nói gì nói, có chút bôi trơn cho dễ...ăn nói. Xưa nay chai riệu đi trước  là chai riệu khôn, 

Nhà anh cũng dễ tìm, xe chạy vào tận cổng. Cổng mở toang. Cả hai chúng tôi đang lóng ngóng thắc mắc thì cũng vừa lúc anh con trai chở con đi học về. Anh vồn vã:

- Chào hai bác ạ. Bố cháu có trong nhà. Mời hai bác vào chơi. Nào, con chào hai ông đi con.

Thằng bé chừng 5 tuổi khoanh tay cội vàng chào chưa dứt lời b chạy về phía mẹ nó đang ngồi lướt điện thoại, Nhà thơ Quang Hòang khả kính kia rồi, ông đang đánh trần đọc báo. Thằng bé chạy sà vào ôm mẹ rồi lùi ra phụng phịu:

- Ngày mai con không đi học nữa đâu.
Mẹ nó xoa đầu.
- Sao vậy con.
Nó nhăn mặt sờ xuống quần:
- Ngày nào cô cũng sờ vặn chim con .Đau con.
- Cô cưng, cô nựng con mà . Cô yêu thương con .
- Nhưng mà cô vặn, cô cầm lắc lắc làm con đau. Con không đi học nữa đâu.
Anh con trai thấy thế đành bảo:
- Em ạ, Con nó mệt không muốn học để nó ở nhà chơi, bố đi thay cho mấy bữa.
Lúc bấy nhà thơ nhìn ra cồng thấy có khách, vội đứng lên lấy áo máng ở ghế vừa tháo kính cầm tay chỉ vào mặt anh con trai:
- Này, ngày mai anh còn có việc đi Nghi Lộc thay tôi bàn chuyện với các chú dưới đó. Chuyện đi học của cháu ĐỂ ÔNG LO !
Hơ hơ, Ngày mai tính mời xã giao anh Ba một chầu nữa mà chắc " bể kèo" vì anh bận xếp hàng đi học thay cháu. Gặp thành viên BQT đã khó chắc gặp chủ tịch Hội đồng BQT còn khó hơn nhiều!
*********************************


SƯƠNG GIĂNG CHỢ CHIỀU.
Lâu rồi không còn làm quảng cáo. Gác kiếm giang hồ cũng dăm bảy năm nay. Hôm bữa có ông khách quen tìm đến nhà, tán tỉnh sao mà hứng lên xuôi theo ổng luôn. Mặc dù thời gian này sức khỏe không mấy tốt , đầu óc bung biêng quên trước quên sau nhưng nể tình thủy chung của khách từ mười mấy năm trước, oánh đường từ Biên Hòa vẫn tìm tận nhà rằng bác mát tay, hợp duyên phong thủ này nọ giúp em... nên gắng gượng rút kiếm xuống- ý quên, rút đồ nghề ra tái xuất. Mấy cái chữ nổi bằng inox gắn phông chính văn phòng công ty hồi xưa tôi từng làm, nay văn phòng sửa sang rộng hơn nên phải làm lại.
Sau hơn vài tiếng vỗ trán, vật vã trườn như rùa bò trên máy vi tình rồi cũng xong phần maket. Chuyển vào USB để đem đi CNC (Máy cắt kim loại bằng lade). Lâu rồi ít khi đi xa nhưng đụng việc thì phải lên đàng thôi. Vả lại làm kiếm tiền có gì phải lăn tăn.
Đến nơi chưa kịp thở, lục túi quần thì hỡi ôi, USB để quên ở nhà.! Bực không nói nổi. Nhìn quãng đường quay về 17 km mà cục tức chèn ngay cổ họng, lôi tên thằng kia ra chửi. Tại mày tâng bốc tán tỉnh bố mày mới ra nông nổi này đây. Tiên sư bố mày! Mấy thằng người bắc có ăn học nói năng dễ xiêu lắm. .Lời phỉnh nịnh thì rất ngọt ngào mà hậu quả thì luôn cay đắng! . Phụ nữ mang bầu là tại mấy anh chứ tại gì ...má mày đây hả mấy thằng ôn dịch!
Về nhà là xông ngay vào cuộc truy tìm USB. Mang tiếng là nhà nhưng chỉ là căn phòng 15 m2 mà thánh thật, cái USB không biết chui xó nào. Ngóc ngách , kẽ hở nào cũng lò dò lục lọi chán chê vẫn không thấy mặt mũi cái USB tàng hình này nằm đâu. Ngồi nghĩ chắp nối xem mình cầm nó lần cuối vào lúc nào, đứng dậy dắt xe đi ra thế nào... Đầu óc trống rỗng có nghĩ được con mịa gì đâu. Sau nhiều đợt truy tìm thì tự giơ tay đầu hàng. Phải thán phục cái USB chết tiệt có năng lực tàng hình. Phải gồng mình làm lại thôi. Phàm việc gì mà làm đi làm lại thì oải lắm, ngán hơn bốc Shit. Hết nguyên một ngày loay hoay công cốc mua thêm bực vào người chả được cái dek gì.
Buổi tối ăn cơm xong vẫn còn ấm ức tìm kiếm thêm từng xăng ti mét nhưng rồi vô vọng. Vung đập cái đèn pin lên bàn, nhất quyết không tìm nữa, quên nó đi. Giờ xỏ giày đi thể dục kiếm tý mồ hôi rồi khuya khuya tĩnh tâm ngồi gõ có chết chóc ai. Ngồi xuống xỏ giày để đi thì từ trong chiếc giày tòi ra cái USB! Phải là người cẩn thận và vượt tầm thông minh nhân loại mới có cách cất cái khỉ gió này vào đây! Có là siêu nhân cũng bó tay. Lạy giời.
Có một thánh thần nào đó từng nói - "Trên đường đời, khi cánh cửa này đóng lại thì sẽ có cánh cửa khác mở ra , hãy tin thế đi và đừng tuyệt vọng!". Chí lý và rành đúng. Nếu không có thuyết tương đối thì câu này là tuyệt đối. Khi cánh cửa " khỏi covid" đóng lại thì cánh cửa "hậu cô covid" mở ra với bao nhiêu lòng thòng. dai dẳng chào đón chúng ta mà theo thống kê của giới khoa học có đến hàng trăm biến chứng cho cơ thể. Mệt mỏi, mắt mờ, đau nhức xương khớp, hơi khó thở, tăng nhịp tim, rối loạn tiêu hóa...Nặng nề nhất là trí nhớ ba chớp ba nhá, nhận thức chậm và hay quên. Đây là một dang rối loạn chức năng nhận thức mà thuật ngữ y khoa gọi là sương mù não (Brain for), mô tả tình trạng tâm thần chậm chạp, ngơ ngáo như bị phủ một lớp sương mù.. Trong đầu như loãng ra, bung biêng lơ lửng chả ra làm sao cả. Chưa đến mức như bệnh Alzhei mer (Bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi) nhưng chắc chắn nó có chung họ hàng. Nó không hết hẳn mà dai dẳng mến khách từ vài ba tháng đến cả năm. Người viết bài này khỏi covid gần 4 tháng rồi vẫn nhiều khi ngơ ngơ ngáo ngáo chưa thấy triệu chứng dừng. Bực mình về cái sự quên thì vô thiên lũng, kể đâu hết. Sực thấy hình ảnh mình như ả Cu T ở quê. Lần đó ả Cu ra Hà Nội . Thằng con trai chở mẹ đi về nhà thì bảo- Mẹ giơ tay phải thẳng ra để con rẽ( cái thời còn đi cub ở truồng, chả có xi nhan xi nhéo gì cả). Mẹ nó ngồi sau giơ tay qua mấy rẽ không dám hạ xuống. Về đến nhà, xuống xe nhưng vẫn không dám hạ tay xuống và than, mỏi tay quá rồi mi ơi ! ha ha...
Gần đây có những buổi gặp bạn bè, tôi luôn làm náo động để tìm kiếm nụ cười.Ấy cũng là thang thuốc bổ điều tri tinh thần hậu covd chết tiệt. Đọc hay viết giờ chậm chạp như nhau . Chả khác gì đang quen dùng máy tính tốc độ cao hiện nay bất ngờ bị gỏng phải đem cái máy tính Petum3 thời trước ra xài .Nó chậm chạp hơn cả rùa bò. Cũng may là vẫn lạc quan chưa đến nỗi cà tàng chậm gơn cả rùa đời máy trước Petum3 như 386 , 586.
Tình hình này kéo dài, chắc phải khắc trước lên mộ bia chính mình và nhiều người khác câu này: " Chôn lúc 90 tuổi, chết lúc 60 tuổi" !

 

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Lên Trên! Xuống Dưới!