Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

 Bài coppy của bác BULUKHIN.

ĐẢN SINH ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ ??
(18.9.2020)
Một bạn Phật tử hỏi bu: Phật giáo xứ ta thờ hai ông Phật. Phật Thích ca và Phật A Di đà. Tại sao người ta chỉ tổ chức lễ Phật đản Phật Thích ca mà không tổ chức lễ Phật đản Phật A Di đà.
--------------
Để trả lời câu hỏi của bạn, bu tui buộc phải vắn tắt “trích ngang” hai vị Phật Thích ca và Phật A di đà như sau:
I- Đức Phật Thich ca.
Mọi người dễ dàng biết được đức Phật Thích ca là một con người như những người khác ở vùng Nê Pan giáp Ấn Độ cách nay 2500 năm (cùng thời với Khổng tử bên Tàu). Thân phụ ngài là vua Tịnh Phạn trị vì vương quốc Ca tì la vệ. Thân mẫu ngài là Hoàng hậu Ma Da. Trên đường về thăm quê nhà, đến vườn Lâm tì ni, bà chuyển dạ sinh Hoàng tử. Đó là ngày trăng tròn tháng năm, năm 563 trước công nguyên. Một tuần lễ sau, Hoàng hậu Ma Da băng hà. Hoàng tử hài đồng được bà thứ phi Ma - ha ba - xà ba - đề ẳm về nuôi dưỡng… Bà này là em ruột của Hoàng hậu Ma Da, đã có một con trai với vua Tịnh Phạn. Do phải nuôi cháu là Hoàng tử hài đồng nên bà giao con trai của mình mới sinh tên là Nan da cho bảo mẫu chăm sóc. Năm 16 tuổi hoàng tử Tất đạt đa kết duyên cùng công chúa Da du đà la, là con gái cậu ruột ngài. 13 năm sau, công chúa Du đà la sinh con trai tên La hầu la. Kinh Trung A Hàm ghi lại tâm niệm của ngài trong thời gian đó “Chính ta phải chịu cảnh sinh, già, bệnh, chết, phiền não và ô nhiễm. Tại sao ta vẫn còn mãi mê chạy theo những điều mà bản chất vẫn còn như vậy…”. Năm 29 tuổi ngài giả từ vương quyền đi tìm đường cứu khổ cho chúng sinh. 6 năm liền ngài tu theo trường phái khổ hạnh, nhưng thấy không kết quả, ngài thay đổi cách tu, không khổ hạnh thái quá, không hưởng thụ thái quá, tức theo con đường Trung đạo và ngài đã thành công…Sau 49 ngày đêm tham thiền dưới gốc cây assartha (1) ngài ngộ được tam minh: túc mạng minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh (2)… Đêm ấy, năm 528 trước CN, thái tử Tất đạt đa con của quốc vương Ca tì la vệ đã chứng quả Giác Ngộ. Ngài đã trở thành đức Phật, giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Sau đó đức Phật cùng đệ tử A nan đà đi thuyết pháp khắp Ấn Độ liên tục 45 năm, đến năm 80 tuổi ngài nhập niết bàn trong lễ Trà tì (3) ở thị trấn Câu thi la. Theo trên, đức Thích ca là một vị phật lịch sử, Và đản sinh của ngài (còn gọi là Phật đản) nhằm ngày 15.4 âm lịch hàng năm (4)
II- Đức Phật A di đà
Kinh sách Phật giáo Đại thừa không nói đến xuất xứ đức Phật A di đà. Thực ra, kinh Vô lượng thọ, kinh Diệu Pháp liên hoa, kinh A di đà, có nhắc đến tên ngài một cách sơ lược. Riêng kinh Bi Hoa nói về sự tích ngài kỹ hơn như bu tóm tắt sau đây:
Trong hằng hà sa số kiếp trước, có một đại kiếp (5) tên là Thiện trì. Trong đại kiếp này có cõi Phật Sam đề lam do đức Phật Bảo Tạng làm giáo chủ. Còn cai quản bốn châu thế giới lúc đó là vua Vô Tránh Niệm, ngài sống đức độ và vô cùng sùng bái đạo Phật giáo. Ngày kia, đức Phật Bảo Tạng mở hội thuyết pháp ở khu rừng Diêm Phù. Nghe tìn lành đó , vua Vô Tránh niệm hoan hỷ cùng với 1000 người con và 84.000 vị tiểu vương rời thành Chu La đến khu rừng Diêm Phù. Và liên tục trong 3 tháng, vua Vô Tránh Niệm cung kính thắp vô lượng ức Na do tha ngọn đèn (6) và dâng lên Phật Bảo Tạng vô số hương hoa cùng bảo vật. Một ngày đẹp trời, vua Vô Tránh Niệm thưa với đức Bảo Tạng rằng nếu con được thành Phật, nguyện sẽ thực hiện mười điều sau đây:
1- Nguyện sau khi được thành Phật, con sẽ thực hiện một thế giới đủ vui đẹp. Nhân dân trong cõi ấy không có những đường địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Hết thảy chúng sinh trong cõi ấy chẳng khi nào còn thối chuyển mà đọa vào trong ba đường dữ đó nữa. Người nào cũng đủ 6 phép thần thông và căn thân tốt đẹp
2- Nguyện tất cả chúng sanh được về cõi ấy đều thành đàn ông tươi tốt không còn thọ báo sắc thân đàn bà, và cũng chẳng cần có danh hiệu của người đàn bà nữa. Hết thảy chúng sanh khi được về đó, thần thức được đầu thai trong hoa sen. Lúc bông sen nở ra thì căn thân tươi tốt, thọ mạng lâu dài.
3- Nguyện cõi ấy được trang nghiêm, cảnh vật thật xinh đẹp, không có mọi sự nhiễm trược, hằng có hoa tốt, hương thơm, mùi bay các hướng.
(Bu chỉ dẫn ra ba điều để bài viết đỡ lê thê. Bạn nào muốn biết thêm 7 điều còn lại xin mời đọc các trang 325 …331 kinh Bi Hoa) (7)
Đức Bảo Tạng như lai nghe vua Vô Tránh Niệm nguyện 10 điều ấy thì khen hay hay, hay hay... và nói thêm: “Đại vương phát nguyện sâu lớn thực mong có một cõi thanh tịnh. Kìa! Đại vương hãy nhìn về phương tây, cách trăm ngàn ức cõi Phật có một thế giới là Tôn Thiên Vô Cấu…Một ngày kia khi đức Phật Bất Khả Tư Nghi của cõi ấy nhập niết bàn thì đại vương!! Lúc ấy ông sẽ trở thành Phật Vô Lượng Thọ Như Lai, cũng là đức Phật A DI ĐÀ.
III- Môn phái Tịnh độ do đức Phật A di đà làm giáo chủ được nhà sư Huệ Viễn (Tàu) sáng lập trong khoảng 334 – 416. Nhưng không hiểu sao sư không nói đến ngày sinh của ngài A di đà, làm cho phật tử Tịnh độ cả ba nước Việt, Trung, Nhật, rất bối rối khi tổ chức ngày đản sinh của ngài. Sau nhiều lần bàn thảo phật tử Tịnh độ ba nước nhất trí lấy ngày sinh của Đại sư Vĩnh Minh-Diên Thọ (Tàu) 17.11 âm lịch hằng năm làm ngày vía của đức Phật A di đà. Phật giáo Tịnh độ cho rằng Đại sư Vĩnh Minh-Diên Thọ là hóa thân của đức Phật A di đà. Ngày nay cứ đến 17.11 âm lịch hằng năm các chùa Tịnh độ tổ chức lễ vía đức Phật A di đà chớ không làm rầm rộ như lễ Phật đản đức Phật Thíc ca
------------
(1) Sau khi thái tử Tất đạt đa thành Phật, cây assartha, được gọi là cây bồ đề
(2) - Túc mạng minh (biết rõ những kiếp quá khứ)
- Thiên nhãn minh (nhận thấy chúng sinh chết từ kiếp sống này, tái sinh vào một kiếp sống khác)
- Lậu tận minh (tuệ giác sáng suốt nhận biết các pháp đoạn trừ phiền não mê lầm của mình và của tất cả chúng sinh để được an lạc.)
(3) Trà tì: Hỏa thiêu
(4) Năm 1950, 26 quốc gia thành viên Hội Phật giáo Quốc tế họp ở Colombo Tích Lan, đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm
(5) Đại kiếp có 1.334.000.000 năm (một tỷ ba trăm ba mươi tư triệu năm)
(6) Na do tha: Từ chỉ số lượng của Ấn Độ thời cổ. Theo kinh Bổn Hạnh, na do tha là mười triệu.
??????????????????????????

Không ai bảo ai, chúng tôi vừa đi vừa vung rộng chân đá vung vít sang hai bên. Ngày nhỏ đọc truyện Tam Quốc đến đoạn Tào Tháo tự cắt râu vì ngựa vô ý đạp lúa của dân lại tức cười. Mình phá lúa của địch chứ có phải của dân đâu?

- Chi chuôn nâu e na (bà con ở đâu?).

- Xa ngái na (xa lắm).

Bọn trẻ con có vẻ mau làm quen hơn, chỉ một loáng là chúng liến thoắng "Pu, Pu" (chú, chú) thân thiết. Thấy một bà già gánh đôi quang, trên cái mẹt có khoảng ba lon gạo đen bóng, tôi mau miệng vừa nói, vừa chỉ ra hiệu đổi bằng hai bánh lương khô.

Bà già mừng rỡ cười móm mém. Kể ra mình cũng có tài làm công tác dân vận đấy chứ. Rượu nếp than uống rồi, lần đầu tiên được ăn cơm nếp than.

Trong đoàn người sang Việt Nam tị nạn, chúng tôi gặp một cô giáo người Thái Bình đi theo. Hỏi chuyện, cô nói bị Polpot bắt năm 1976 ở Phước Long, khi mấy cô giáo đi làm rẫy tăng gia. Các cô bị bắt làm vợ lính, chưa có con. Tôi hỏi cô có muốn về Thái Bình không? Cô nói không về nữa.

Ở quê bom đạn chiến tranh cha mẹ cũng mất rồi, giờ mặc cho dòng đời nổi trôi. Thật đúng là trò đùa của số phận, biến đổi một con người từ dân tộc này sang dân tộc khác.

Anh Bắc đại đội trưởng biết nhiều tiếng Khmer, không hiểu anh nói gì mà thấy dân vâng dạ liên tục, thậm chí còn nghỉ ngơi nấu cơm ăn đoàn kết. Tôi cũng mon men lại gần, được bà con mời ăn mắm bò hoc.

Tôi mới bỏ vô miệng tí thì lộn mửa, đành lắc đầu từ chối. Dân bạn cười bò: "Si bò hóc, sóc xà bai, bê năm hai, vay ot ngọp" (Ăn bò hóc mạnh khỏe, B52 đánh không chết). Thôi cũng đành kiếu cái xóc xà bai của bà con vậy.

Lính thì bao giờ cũng nghịch và tếu. Nhiều cậu biết mỗi câu ôn xơ lanh boong tê (em có yêu anh không?) hỏi hết cả người già và trẻ nhỏ. Các cô gái trẻ bẽn lẽn cười, các bà trung niên lắc đầu quầy quậy cười rũ rượi.

Đến bữa chúng tôi ăn cơm thì đúng là một sự kiện trọng đại, dân xúm đông xem, có lẽ tưởng con tóp (bộ đội) Việt Nam ăn cao lương mỹ vị gì ngon lắm. Có gì đâu, cũng may tát đìa được mấy con cá lóc, con nấu canh chua, con kho lá nghệ.

Có hai thằng lên tiểu đoàn bộ chơi chưa về, thằng Hưng dân trọ trẹ nói "Để phần cho chúng nó mấy khúc đuôi to". Nghe đến đây dân họ cười rầm lên. Hưng không hiểu chuyện gì, được thể nói to: "Đã bảo để cho nó mấy khúc đuôi ấy". Dân lại ôm nhau cười rũ rượi.

Cô giáo Thái Bình kéo tôi ra nói nhỏ: "Đuôi" tiếng Campuchia là bộ phận sinh sản của phụ nữ. À, ra thảo nào dân cười ầm ĩ. Thôi thì cũng học được thêm một từ mới để làm vốn cho lần vượt biên thứ ba cắm chốt lâu dài.

Cứ kiểu mưa dầm thấm lâu, từ những giao tiếp ban đầu, mặc dù không thông thạo ngôn ngữ của nhau nhưng qua tiếp xúc đổi trao bằng nụ cười và ánh mắt, bằng hơi thở và nhịp đập trái tim, chúng tôi là những người lính đầu tiên thay mặt cho Quân đội Nhân dân Việt Nam làm công tác dân vận trên đất bạn.

Chúng tôi coi người dân Campuchia như người thân của mình lúc nào không biết, giúp họ có ấn tượng tốt với người Việt Nam trên bước đường ăn nhờ ở đậu.

>>>>>>>>>>>>

VIẾT TRONG MÙA GIÁNG SINH
(20.12.2020)
Chúa Giê su có hai lần được sinh ra. Lần đầu từ bào thai mẹ gọi là Giáng sinh. Lần thứ hai bị giết chết chôn trong mộ bổng nhiên sống lại rồi lên trời gọi là Phục sinh. Giáng sinh và Phục sinh là hai lễ trọng của Thiên chúa giáo giáo và cũng là ngày hội của nhiều người không theo Thiên chúa giáo trên toàn thế giới.
1- TheoTân ước (Kinh thánh) thì sự xuất hiện của Giê Su và những gì liên quan đến ngài đều do Thiên chúa sắp đặt. Ông Giu se làm nghề thợ mộc kết hôn với bà Ma ri a, nhưng sau khi cưới ông phát hiện ra vợ mình đã có thai. Chưa biết phải xử lý thế nào về sự phản bội của vợ thì bà Ma ri a kể lại với chồng rằng đã một lần thiên sứ của Chúa trời báo mộng: “Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai…”(1). Ông Giu se cũng được thiên sứ báo mộng “Này ông Giu se đừng ngại đón bà Ma ri a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên con trẻ là Giê su…” (2) . Từ đó, vợ chồng Giu se Ma ri a sống cùng nhà nhưng không hề chung đụng. Do vậy người Ki tô giáo gọi bà Ma ri a là mẹ đồng trinh. Người theo đạo Tin lành phản biện: phụ nữ đã sinh đẻ thì không còn đồng trinh nữa. Cuộc tranh luận cho đến nay vẫn chưa dứt.
Ngày đó Hoàng đế La mã lệnh cho toàn dân dẫu định cư ở đâu cũng phải về quê quán kê khai tài sản, ruộng đất, để triều đình tính thuế. Vợ chồng ông Giu se và bà Ma ri a phải vượt chừng một trăm cây số từ Na da rét về Bê lem để thực thi nghiêm lệnh. Ông Giu se đi bộ bên cạnh con lừa chở vợ. Đường sá khúc khuỷu gập ghềnh đối với bà Ma ri a là một nỗi cực nhọc khủng khiếp. Khi hai người đến được thị trấn Bê lem thì ở đó người đông nghịt, các nhà trọ đều chật như nêm. Bà Ma ri a chuyển dạ đẻ, hai người phải qua đêm trong khu vực dành cho súc vật. Giu se dọn chỗ nằm cho vợ trên rơm cỏ khô bốc mùi ngai ngái. Bà Ma ri a sinh con trai trong máng cỏ và quấn con với tã lót bằng vải. Vào thời điểm đó trời đêm Bê lem bổng dưng bừng sáng. Một ánh sáng tuyệt vời và kì diệu. Dân chúng quỳ xuống cầu nguyện và đâu đó văng vẳng “Hôm nay trong thành Đa vít đã ra đời cho mọi người Đấng cứu độ, ngài là chúa Ki tô… anh em sẽ tìm thấy một hài nhi mình quấn tã lót mằm trong máng cỏ”. Các nhà chiêm tinh ở vương quốc Giu đê phát hiện một ngôi sao mới xuất hiện trên bầu trời Bê lem. Họ biết rằng đấy là báo hiệu một vị vua Do Thái mới ra đời. Trong khi dân chúng toàn vùng đến tặng quà và chức mừng chúa hài đồng thì vua Hê rô đê vô cùng lo sợ. Vì nếu có vua mới xuật hiện thì ngai vàng của ông sớm muộn gì cũng bị lật đổ. Để trừ hậu họa ông hạ lệnh giết toàn bộ những đứa trẻ từ hai tuổi đến những đứa mới sinh trong vùng Bê lem và những nơi lân cận. Thiên sứ lại hiện ra báo mộng cho ông Giu se “này ông, dậy đem hài nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê rô đê sẽ tìm giết hài nhi đấy” (3)
2- Chúa Giê su sống hết tuổi thiếu niên ở Ai cập. Khi về lại quê nhà, Ngài gần gũi những người nghèo khổ, dạy dỗ họ những điều hay lẻ phải qua “bài giảng trên núi”. Chẳng hạn: Tám mối phúc… Muối cho đời và ánh sáng cho trần gian… Đừng giận ghét… Đừng ly dị... Chớ ngoại tình…Đừng thề thốt… Chớ trả thù…Phải yêu kẻ thù…Bố thí kín đáo…Không thể vừa làm tôi Thiên chúa vừa làm tôi tiền của… Ngài còn dùng dụ ngôn để người nghe suy tư về nghĩa lý thâm sâu đằng sau lời Ngài nói. Dụ ngôn hạt lúa gợi về cái chết và sự sống: “nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”(4). Hoặc, “Đất tốt tiếp nhận hạt giống, tiêu biểu cho người lắng nghe lời Thiên chúa, am hiểu và tuân giữ lời ấy. Khi lời Thiên chúa rơi vào những tâm hồn thiện ý, lời ấy chín muồi thành hoa quả đức tin” (5). Đức Giê su được dân chúng ngưỡng mộ bởi ngài dùng phép lạ chữa những bệnh phong hủi, bại liệt, làm cho người mù bẩm sinh sáng mắt, người què quặt đi lại bình thường. Dân chúng và kẻ thù của đức Chúa kinh ngạc đến hãi hùng khi Ngài làm sống lại chàng trai La da rô đã chết 4 ngày, thân thể bắt đầu nặng mùi. Đứng trước mộ Ngài hô lớn “La da rô bước ra”. Một dáng người lờ mờ trỗi dậy trong mộ, trên người vẫn còn vải liệm và trên mặt vẫn đắp khăn. Mác ta và Ma ri a quẹt nước mắt hân hoan đưa cậu em yêu quý của mình về nhà (6).
3- Đức Giê su càng được dân chúng ngưỡng mộ thì chính quyền cai trị La mã, và người Pha ri siêu càng căm ghét. Bọn người này vốn cùng chủng tộc với Giê su nhưng theo đạo Do Thái, chỉ chấp nhận phần cựu ước trong Kinh thánh chứ không chấp nhận Tân ước nói về Giê su. Kẻ thù của đức Chúa bằng mọi cách bắt Ngài tống ngục, nhưng Ngài lại được dân chúng chở che bảo vệ. Trong số mười hai tông đồ của chúa Giê su thì mười một người hết lòng bảo vệ an toàn cho ngài, riêng có Giu đa ra mặt phản bội. Hắn nói với các chức việc rằng “Tôi hôn ai thì chính là người đó các ông cứ thế mà bắt”…Bọn lính ào vào túm lấy đức Giê su, trói chặt ngài lại và lôi đi. Bản án tử hình đã được Hội đồng công nghị thông qua. Lính La mả dẫn Giê su qua cổng bắc thành Giê ru sa lem lên đỉnh Núi Sọ để hành hình. Đức Giê su loạng choạng bước lên dốc, trên vai nặng chĩu cây thánh giá, khắp mình đầy rẫy thương tích. Lính La mã cởi trần truồng đức Giê su và đặt ngài nằm trên thánh giá rồi đóng đinh xuyên vào bàn tay bàn chân. Cây thánh giá được dựng lên. Giê su chỉ nói một câu: “Cha ơi, con xin phó thác hồn con trong tay cha”, nói xong, đầu ngài gục xuống. Bọn lính La mã thay phiên nhau canh gác cực kì cẩn mật nơi chôn cất đức chúa. Họ sợ mười một tông đồ còn lại và dân chúng cướp xác ngài đi chôn nơi khác và phao tin rằng chúa Giê su đã lên trời. Nhưng chỉ ba ngày sau mọi người kinh ngạc không thấy thi hài đức chúa trong mộ. Ngài đã về trời theo sự sắp đặt của Thiên chúa. Và bốn mươi ngày sau khi sống lại đức Giê su xuất hiện giữa các môn đệ, ngài nói với họ về nước Thiên chúa…
4- Đức Giê-su là con chúa Trời, ngài không chịu tội tổ tông do ông A đam và bà E va ăn trái cấm ở vườn Ê đen. Sự thương khó và sự chết của Giêsu là yếu tố cơ bản trong thần học Kitô giáo, liên quan mật thiết tới giáo lý về cứu rỗi và chuộc tội, như là điều kiện cần thiết để con người được tha thứ tội lỗi và hòa giải với Thiên Chúa.
------------
(1) (2) Tin mừng theo thánh Mát thêu, trg 1291
(3) Tin mừng theo thánh Mát thêu, trg 1292
(4) (5) Dẫn theo “Chuyện Kinh Thánh” của nhà văn Nobel Pearl Buck.
(6) Trang 1408, Kinh thánh

1 nhận xét :

:) :( :)) :(( =))

Lên Trên! Xuống Dưới!