Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

 TẢN MẠN HẬU NHÀ KHÔNG CÓ BỐ.

Bài thơ và bài bình ngược ngạo NHÀ KHÔNG CÓ BỐ được đăng lên một vài trang group khác, nhận được sự quan tâm chia sẻ của bạn đọc. Ngoài một số bạn đọc đồng tình, Share thì vẫn có một số bạn đọc ấm ức, thắc mắc thậm chí phản ứng...Để rộng đường cho bạn đọc mình viết tiếp bài này.
1 - TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM.
Trong một lần về thăm trại trẻ mồ côi thuộc tỉnh Hà Sơn Bình những năm 90-91, tác giả Nguyễn Thị Mai lúc bấy giờ là cô giáo dạy Ngữ Văn Trường CĐ Sư phạm Hà Sơn Bình đã cảm xúc viết bài thơ NHÀ KHÔNG CÓ BỐ. Hoàn cảnh của các em trại trẻ mồ côi đã chạm vào trái tim của tác giả . Éo le ở chỗ là hoàn cảnh mồ côi của các cháu cũng chính là hoàn cảnh thực của nhà thơ đã từng trải qua .Tuổi thơ của chị cũng không có bố từ năm lên 7 tuổi.. Tuổi thơ của chị cũng từng đi qua với bao vất vả để bươn chải nuôi em , nuôi mình ăn học. Chị thực sư thấu cảm hoàn cảnh, hòa mình vào những mảnh đời mổ côi và bài thơ này ra đời , Nó nhanh chóng được người yêu thơ đón nhận. Tôi còn lưu giữ bài thơ này in báo từ thời đó -1992 - ( Mình có tật gian là đọc báo hay sách , thấy bài thơ nào ngắn ưng í, thấy hay là xé ngay trang đó nhét túi , đỡ hao tiền mua báo) . Cũng từ đây mình mê thơ lục bát của chị . Đến giờ vẫn thuộc khá nhiều bài của chị như " Nhà Quê , Bàn tay em, Qua hàng trầu nhớ mẹ, Lục bát anh và em"...Sau này thơ chị luôn đoạt giải cao trong bình chọn hàng năm của Hội Nhà Văn và chị "sòn sòn " cho ra 7-8 tập thơ liền .Tập nào thơ chị cũng dịu dàng dung dị và đằm thắm đóng dấu đúng thương hiệu Nguyễn Thị Mai. Cùng với giải thưởng , hình chị được đăng báo . Phải nói là tác giả rất xinh , vẻ đẹp thanh thoát và hiền hậu mê mản ngay cái nhìn đầu tiên. Xem hình chị nhiều người từng ném thơ , đốt thơ để thể hiện bỏ thơ nhảy qua thích...người nhưng không biết có xơ múi được gi không ! ( Thú thật , mình cũng ở trong số đó)
Bài thơ NHÀ KHÔNG CÓ BỐ đoạt giải nhất cuộc thi thơ do Hội nhà văn và UB chăm sóc sức khỏe - trẻ em tổ chức năm 1992 . Như vậy bài thơ này ra đời cách nay tròn 30 năm.
2 - BÀI BÌNH THƠ.
Do bài thơ hay nên các nhà phê bình văn học chuyên và không chuyên đã bình . Cách nay 7- 8 năm, trên trang mạng blog Spost mình đem bài thơ này bình ngược nhằm chọc ghẹo một nhà văn nữ đơn thân ở xứ Nghệ. Bài đăng và cũng rôm rả nhận được nhiều ý kiến đa chiều..
Bài bình ngược lướt qua có thể gây bức xúc , thậm chí xúc phạm chị em ta trong hoàn cảnh NHÀ KHÔNG CÓ BỐ. Bài bình có tông hài hước, mở lối thoát bằng màu tiêu cực .Nhưng nếu đọc kỹ hơn , chậm lại ta nhận thấy tất cả chỉ là bề mặt con chữ để làm nền cho bài thơ nổi bật hơn. Ngay đầu bài viết , người bình thơ đã có lời cảnh báo là - Bây giờ đọc bài thơ qua cặp kính thấy khác xưa hoàn toàn . Cặp kính là cách nói ẩn dụ về thời gian bài thơ ra đời khi còn chưa đeo kính , giờ đến tuổi phải đeo kính đà mấy mươi năm. Thời gian có thể thay đổi mọi thứ , kể cả,,,tuổi của bạn cơ mà. Như vậy, "Thơ hay thời ấy - Bình bọt thời nay " là một sự quá khập khênh không cùng mặt phẳng thời gian. Không thể nào thời khó khăn thiếu thốn trăm bề ngày xưa , đem thời no đủ tiện nghi 4.0 ra để mở lối thoát. Lời bình có vẻ bất cần, có vẻ ngang tàng nhưng chứa đựng sự thấu cảm phía sau nó. Ví dụ :
Bơm xe chẳng hiểu cái jun
Rát tay bật lửa đá cùn xăng khô..
Thời nay xài quẹt gas , đi xe tay ga nêu lên là ý làm nền cho nỗi khổ chị em ta hồi đó phải như thế. Phải để dành đá lửa, chai xăng để đổ vào cái bật lửa chết tiệt luôn dở chứng ...Hoặc sâu xa hơn một tý:
Nước đun sôi để nguội hoài
Nhà không có bố biết ai pha trà.
Bài bình đề cập với vẻ bất cần là nước đun sôi không pha trà thì để nguội vẫn thường dùng đó thôi. Có chi mà phải lăn tăn cằn nhằn?. Nhưng sâu hơn một tí nó khơi gợi hình ảnh người phụ nữ nhà không có bố vẫn cần mẫn đun nước sôi theo thói quen cho chồng pha trà dù chỉ để nguội. Phụ nữ lạ lắm. Họ yêu chồng đến khó hiểu. Nhiều phụ nữ vắng chồng thường lấy áo cũ của chồng đắp lên người mới ngủ được. Có người hít hà mùi trà để nhớ chồng , nghe tiếng điếu cày say mê như nghe nhạc...Thì ra phụ nữ quen mùi chồng. Nước đun sôi để nguội là do quen mùi chồng.
Những tiểu tiết này nếu bình thơ thông thường cho bài NHÀ KHÔNG CÓ BỐ có thể mần liên thanh được vài trang giấy. Nhưng đây là bài bình ngược. Nói ngược để ta hiểu sâu thêm cái xuôi, cái ẩn ý của người viết. Bài thơ còn một ẩn dụ khác như nhắc nhở bạn đọc là nhiều nhà có bố nhưng cũng như không !? Bố luôn đánh trần nằm xem tivi hoặc cái vác bụng bia dạo qua dạo lại mặc ai làm gì với núi việc trong nhà ,hoặc đi thâu đêm với bạn bè mà vai trò người bố hòa vào không gian chẳng khác gì nhà không có bố...Với lại đây là bài thơ viết về trẻ em chứ không phải viết phụ nữ . Điều này có thể thấy rõ là sau khi đọc bài bình thơ ngược này , nhắm mắt lại thì những gì đọng lại vẫn là hình ảnh NHÀ KHÔNG CÓ BỐ với những chênh vênh trong gia đình chứ không phải là cái vẫy tay dẻo như múa , hay lối thoát qua ngả hàng xóm... Còn cảm nhận đến đâu là tùy người đọc.
Bài bình ngược ngang này được nhà phê bình văn hoc PGS-TS Ngữ văn - Thành viên ban giám khảo nhiều cuộc thi thơ văn - nhà văn Vũ Nho thấy hay hay in ra giấy đưa cho tác giả Nguyễn Thị Mai. Xin trích đăng lời bác Vũ Nho : ..."Tôi đã in bài của Duytan Hoang tặng tác giả Nguyễn Thị Mai nhân hội thảo về thơ Nguyễn Thị Mai ngày 26/6/2019 tại Hà Đông. Tôi nói có lẽ đây là bài bình " ngược" duy nhất ở xứ ta mà tôi đọc được! Hay." ( hết trích)- Một người bạn bên quân đội , cũng gửi bài này cho tác giả và anh ấy nhắn tin : - " Hồi em chuyển bài bình của anh cho chị Mai. Chị ấy đọc xong, vui lắm! Chị ấy bảo, phải là người đọc kỹ, hiểu sâu mới có bài bình phản biện, hay đến như vậy. Hiếm lắm"....
Hơn hai năm trước ,bài bình ngược ngạo này đã được chọn đăng trong Câu lạc bộ văn chương - BẠN ĐỌC & TÁC PHẨM , thuộc Hội Nhà Văn Việt nam do nhà văn Vũ Nho làm tổng biên tập, nhà thơ Nguyễn Thị Mai làm trưởng ban thư ký . Một kẻ ngang phè chuyên vung tay viết lề trái thấy thế là dzui cái bụng lắm rồi .(Chém lề trái in trang lề phải?) .Xin viết thêm mấy lời giải bày vì một số bạn đọc yêu thơ lục bát của tác giả Nguyện Thị Mai cho rằng lão Ròm này ba xàm đã băm nát bài thơ luc bát NHÀ KHÔNG CÓ BỐ bằng lời bình khó ưa.
Thân mến.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

Lên Trên! Xuống Dưới!